TIN TỨC

Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc

31/01/2024 17:28 — 918
Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc diễn ra trong hai ngày 31/1 và 01/02/2024, hội thảo “Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc” do trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với các trường đại học Hàn Quốc, trường đại học Nhật Bản tổ chức.

Ngày 31/01/2024, tại trường Đại học Thủ Dầu Một đã diễn ra phiên thứ nhất hội thảo khoa học với chủ đề “Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc". Hội thảo được đồng tổ chức bởi trường Đại học Thủ Dầu Một cùng Đại học Quốc gia Hanbat, trường Đại học Pusan, trường Đại học quốc tế JeJu, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hokkaido. Hội thảo là diễn đàn để các học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy, học tập ngôn ngữ Hàn.

Trong phiên thứ nhất, GS Song Hye Jae GS Song Hye Jae - Trưởng khoa Ngôn ngữ và văn học Hàn Quốc, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Norman thuộc Đại học Quốc gia Hanbat đã giới thiệu về lịch sử sự ra đời bảng chữ cái Hangeul. GS cho biết, chữ Hàn Quốc hay còn được gọi là Hangeul là chữ viết chính thức của người dân Hàn Quốc được sử dụng từ thời đại Joseon. Bảng chữ cái có kết cấu được đánh giá là có tính khoa học và logic nhất thế giới này do vua Sejong - vị vua đời thứ tư của thời đại Joseon sáng tạo ra vào tháng 9 năm 1446. Bộ chữ Hangeul được tạo ra nhờ vào việc mô phỏng các bộ phận của cơ thể người (miệng, lưỡi, trong miệng, cổ họng) kết hợp với hình dạng của trời, đất, con người. Bộ chữ bao gồm 17 phụ âm và 11 nguyên âm, tổng cộng có 28 chữ cái. Ngày nay bảng chữ cái tiếng Hàn cho người mới học chỉ có 10 nguyên âm cơ bản và 14 phụ âm thường được sử dụng. Ngoài ra còn có 11 nguyên âm đôi và 10 phụ âm đôi. Để giúp sinh viên trao dồi kỹ năng học ngôn ngữ Hàn, GS. Song Hye Jae đã dành thời gian phân tích hệ thống các ký tự trong bảng chữ cái Hàn Quốc, nguyên tắc viết chữ, hướng dẫn và lưu ý cách phát âm tiếng Hàn chuẩn, cách đọc nối âm tiếng Hàn với phụ âm cuối,…

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi về những giải pháp và ứng dụng những phương tiện hiện đại để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam, phù hợp với ngưỡng tiếp nhận của sinh viên Việt Nam. Đồng thời các đại biểu cũng luận bàn về định hướng nghiên cứu, nội dung giảng dạy các vấn đề liên quan đến đất nước, con người Hàn Quốc, về quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong lịch sử và hiện tại.

Chủ đề hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc diễn ra tại trường Đại học Thủ Dầu Một

GS. Song Hye Jae GS Song Hye Jae giới thiệu nguồn gốc sự ra đời của bảng chữ cái Hangeul
BBT

Bài đăng cùng chủ đề

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đối với trường đại học định hướng ứng dụng 08/08/2024 4:20:52 PM — 931
Là diễn đàn khoa học kết nối các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong nước và quốc tế chia sẻ thành tựu nghiên cứu, đóng góp, hiến kế cho trường Đại học Thủ Dầu Một trên các phương diện quan điểm, chính sách, giải pháp phát triển khoa học công nghệ theo định hướng ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học.
Nghiên cứu nhanh: Tiếp cận dưới góc độ phương pháp và hiệu quả 15/07/2024 4:31:25 PM — 1181
Tọa đàm khoa học được tổ chức để các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận về phương pháp nghiên cứu nhanh và tính hiệu quả của phương pháp này khi được áp dụng trong thực tiễn nghiên cứu, nhất là đối với công tác nghiên cứu, dự báo, tư vấn nhanh về các vấn đề mới.
Nền tảng WISE-IoT Platform cho phát triển ứng dụng AIoT 12/07/2024 3:15:02 PM — 491
Ngày 12/07/2024, tại Trung tâm Sáng kiến Cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp (BIIC) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp với trường Đại học Việt - Đức, trường Đại học Bình Dương tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nền tảng WISE-IoT Platform cho phát triển ứng dụng AIoT”.
Nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh “Thực trạng và giải pháp đối với tăng, ni cư trú và hoạt động tôn giáo ngoài tự viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương” 12/07/2024 11:49:13 AM — 493
Ngày 11/7/2024, tại Trung tâm Sáng kiến Cộng đồng và Hỗ trợ Khởi nghiệp tỉnh Bình Dương, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương tổ chức nghiệm thu đề tài “Thực trạng và giải pháp đối với tăng, ni cư trú và hoạt động tôn giáo ngoài tự viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
Chuyển đổi số và Tăng trưởng xanh – Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 01/07/2024 4:08:01 PM — 519
Là một diễn đàn khoa học do trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức nhằm trao đổi những vấn đề thời sự về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, vùng Đông Nam Bộ và cả nước, hội thảo “Chuyển đổi số và tăng trưởng xanh: Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương” cung cấp những nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên nền tảng chuyển đổi số và tăng trưởng xanh.
Giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực và phát triển kinh tế xã hội địa phương - Thực tiễn các nước và gợi ý cho Việt Nam 21/06/2024 6:36:45 PM — 4442
Là diễn đàn kết nối các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi c kinh nghiệm về đào tạo bậc đại học; đồng thời tìm kiếm các giải pháp về chính sách phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam và tỉnh Bình Dương.
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ số, công nghệ 4.0 cho tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ 20/06/2024 11:48:58 PM — 2614
Một diễn đàn khoa học kết nối các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, doanh nghiệp trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực công nghệ bán dẫn, trí tuệ AI cùng trao đổi, thảo luận và tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực công nghệ số, công nghệ 4.0 cho tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.
Tiến bộ về trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục đại học 22/03/2024 4:38:38 PM — 1085
Là chủ đề diễn đàn khoa học do trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp với trường Đại học West Visayas State (Philipines) tổ chức vào ngày 22/03/2024. Hội thảo thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều nhà khoa học, diễn giả nghiên cứu, triển khai những ứng dụng AI trong nước và quốc tế trong phát triển hoạt động khoa học giáo dục đại học.
Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô 01/02/2024 3:45:12 PM — 1028
Sáng ngày 01/02/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo khoa học “Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô” với sự tham dự của hơn 50 đại biểu theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Giải pháp phát triển bền vững ngành gỗ tỉnh Bình Dương trong bối cảnh kinh tế xanh 26/01/2024 2:14:41 PM — 1211
Là chủ đề tọa đàm khoa học do Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức vào ngày 24/01/2024, thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ thuộc khu vực Nam Bộ.