TIN TỨC

Nghiệm thu sách chuyên khảo “Miền Đông Nam bộ - Lịch sử và văn hóa, Tập III”

02/03/2020 16:37 — 5742
Ngày 25/2/2020, Hội đồng khoa học trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức buổi họp nghiệm thu tài liệu giảng dạy thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam với nhan đề “Miền Đông Nam bộ - Lịch sử và văn hóa, Tập III” do PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp làm chủ nhiệm.

Hội đồng nghiệm thu do PGS.TS Nguyễn Ngọc Dung làm Chủ tịch, TS.Trần Hạnh Minh Phương – Ủy viên phản biện 1, TS. Nguyễn Thu Vân - Ủy viên phản biện 2, và các thành viên hội đồng. Bộ sách “Miền Đông Nam bộ - Lịch sử và văn hóa” là một trong nhiều công trình thuộc đề án nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam. Đề án gồm 10 chương trình nghiên cứu (kinh tế, xã hội, giáo dục đào tạo, lịch sử - văn hóa, môi trường, đô thị hóa, biển đảo, biên giới, khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế). Đối với chương trình nghiên cứu lịch sử - văn hóa, trường ĐH Thủ Dầu Một chủ trương biên tập, xuất bản bộ sách “Miền Đông Nam bộ - Lịch sử và văn hóa” gồm nhiều tập, mỗi tập được biên soạn với các chuyên đề khoa học thuộc một số lĩnh vực lịch sử, văn hóa của vùng đất Nam bộ từ khởi thủy đến nay.

Tại hội đồng nghiệm thu, thay mặt nhóm tác giả, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã trình bày khái quát về mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, kết quả đạt được của công trình biên soạn “Miền Đông Nam bộ - Lịch sử và văn hóa, Tập III”. Đây là công trình sách tập hợp các chuyên đề của nhiều tác giả viết về lịch sử, văn hóa của khu vực miền Đông Nam kỳ dưới thời Pháp thuộc. Nội dung sách xoay quanh các vấn đề về quá trình khai thác thuộc địa, hoạt động lưu trữ, xây dựng đô thị, quản lý và khai thác biển đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, hoạt động kháng Pháp của nhân dân Đông Nam bộ... Các chuyên đề được viết độc lập, đi vào từng chủ đề riêng, nhưng khi được tập hợp lại, đã làm nên một bức tranh vừa tổng quan vừa chuyên sâu về lịch sử - văn hóa của miền Đông Nam bộ ở giai đoạn 1945 – 1954.

Đánh giá kết quả đạt được, Hội đồng nghiệm thu thống nhất cho rằng, cuốn sách tham khảo là những công trình nghiên cứu khoa học công phu, nghiêm túc, có giá trị phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt, kết quả từ các công trình nghiên cứu được biên soạn thành sách đã góp phần đáp ứng nhu cầu tra cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ giảng viên, học viên, sinh viên về lịch sử vùng đất Đông Nam Bộ, địa phương Bình Dương… Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên hội đồng cũng đã trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, gợi mở các thông tin, kiến thức khoa học lịch sử giá trị giúp nhóm tác giả bổ sung, hoàn thiện công tác biên soạn, nhanh chóng xuất bản để phục vụ bạn đọc.

Kết thúc buổi nghiệm thu, các thành viên hội đồng đã thống nhất thông qua tập sách “Miền Đông Nam bộ - Lịch sử và văn hóa, Tập III”.
Nội dung nghiên cứu của tập sách được triển khai với 10 chuyên đề, gồm:
Chuyên đề 1: Diễn tiến và hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa ở miền Đông Nam kỳ dưới thời Pháp thuộc;
Chuyên đề 2: Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo ở miền Đông Nam bộ;
Chuyên đề 3: Đông Nam bộ thời Pháp thuộc nhìn từ những chuyển biến kinh tế xã hội của xứ Lái Thiêu tỉnh Thủ Dầu Một;
Chuyên đề 4: Đô thị tỉnh Thủ Dầu Một thời kỳ trước năm 1954;
Chuyên đề 5: Hoạt động lưu trữ của chính quyền thực dân Pháp ở miền Đông Nam kỳ trước năm 1954;
Chuyên đề 6: Đảng bộ miền Đông Nam bộ trong hai năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1946);
Chuyên đề 7: Lực lượng vũ trang giáo phái ở Đông Nam bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954);
Chuyên đề 8: Vai trò của căn cứ địa Bời Lời trong kháng chiến chống thực dân Pháp;
Chuyên đề 9: Quá trình hình thành các khu vực cư trú và đặc điểm văn hóa của cộng đồng người Chăm ở Đông Nam bộ;
Chuyên đề 10: Lễ hội Dinh Cô - Long Hải.

Thay mặt nhóm tác giả, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã trình bày khái quát về mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, kết quả đạt được của công trình

Đánh giá kết quả đạt được, Hội đồng nghiệm thu thống nhất cho rằng, cuốn sách tham khảo là những công trình nghiên cứu khoa học công phu, nghiêm túc, có giá trị phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của miền Đông Nam Bộ
BBT

Bài đăng cùng chủ đề

Tiến bộ về trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục đại học 22/03/2024 4:38:38 PM — 400
Là chủ đề diễn đàn khoa học do trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp với trường Đại học West Visayas State (Philipines) tổ chức vào ngày 22/03/2024. Hội thảo thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều nhà khoa học, diễn giả nghiên cứu, triển khai những ứng dụng AI trong nước và quốc tế trong phát triển hoạt động khoa học giáo dục đại học.
Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô 01/02/2024 3:45:12 PM — 459
Sáng ngày 01/02/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo khoa học “Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô” với sự tham dự của hơn 50 đại biểu theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc 31/01/2024 5:28:46 PM — 383
Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc diễn ra trong hai ngày 31/1 và 01/02/2024, hội thảo “Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc” do trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với các trường đại học Hàn Quốc, trường đại học Nhật Bản tổ chức.
Giải pháp phát triển bền vững ngành gỗ tỉnh Bình Dương trong bối cảnh kinh tế xanh 26/01/2024 2:14:41 PM — 677
Là chủ đề tọa đàm khoa học do Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức vào ngày 24/01/2024, thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ thuộc khu vực Nam Bộ.
Phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường ĐH Thủ Dầu Một 26/01/2024 8:19:26 AM — 661
Sáng ngày 25/01/2024, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo “Phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một. Tham dự và đóng góp các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo sau đại học của trường có bà Trương Thị Bích Hạnh - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Về phía trường Đại học Thủ Dầu Một có TS. Đoàn Ngọc Xuân – Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng, PGS. TS. Bành Quốc Tuấn – Giám đốc Viện Đào tạo Sau đại học, đại diện các đơn vị chức năng, cùng hơn 100 nhà khoa học, cán bộ giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên tham dự và đóng góp tham luận cho hội thảo.
Trí tuệ nhân tạo vạn vật kết nối cho các ứng dụng trong đời sống 25/01/2024 12:11:16 PM — 1642
Tiếp nối chuỗi hoạt động khoa học công nghệ bàn về những ứng dụng AI trong đời sống, ngày 24/01/2024, Viện Kỹ thuật công nghệ, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo vạn vật kết nối cho các ứng dụng trong đời sống”.
Công nghệ sinh học và hóa học: Từ nghiên cứu đến sản xuất 22/01/2024 11:34:32 AM — 499
Sáng ngày 20/01/2024, ngành Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Viện Phát triển ứng dụng đã tổ chức buổi sinh hoạt học thuật dành cho CB-GV, sinh viên với chủ đề “Công nghệ sinh học và hóa học: Từ nghiên cứu đến sản xuất”.
Tăng cường ứng dụng mô hình mô phỏng cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường 22/01/2024 11:20:56 AM — 731
Ngày 13/01/2024 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, chương trình Kỹ thuật môi trường (thuộc khoa Khoa học quản lý) tổ chức chuyên đề học thuật trực tuyến với nội dung: “Ứng dụng mô hình mô phỏng vào thiết kế và tối ưu công tác vận hành và kiểm soát ô nhiễm nước thải” (Applying stimulation models to design and optimize the operations and pollution control of wastewater). Chuyên đề do ông Nguyễn Anh Thắng – chuyên gia công ty Aquadata Abwassertechnik GmbH, Nidersachsen, Cộng hòa liên bang Đức, làm diễn giả chính. Đây là một trong những công ty hàng đầu tại Đức chuyên thiết kế các phần mền, mô hình mô phỏng, các giải pháp thông minh phục vụ cho các ngành thuộc lĩnh vực môi trường.
Hội thảo “Những tiến bộ trong nghiên cứu và lâm sàng trong xương khớp” 17/01/2024 4:43:33 PM — 774
Sáng ngày 17/1/2024, khoa Y – Dược trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với Hội Khoa học sức khoẻ Bình Dương tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Những tiến bộ trong nghiên cứu và lâm sàng trong xương khớp”.
Hiểu xã hội bằng các phương pháp vật lý 31/12/2023 11:37:58 AM — 643
Làm cách nào để có thể hiểu được hành vi của con người và các tương tác xã hội là một câu hỏi thường trực của các nhà khoa học xã hội. Tuy nhiên, ít người biết rằng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cụ thể là vật lý học, các nhà nghiên cứu cũng tìm cách trả lời câu hỏi trên thông qua các phương pháp vật lý…