TIN TỨC

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI CDIO NHÌN TỪ THỰC TẾ TẠI KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

21/04/2015 10:09 — 9492

1. SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CDIO TẠI KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Đề xướng CDIO mặc dù mới hình thành trên thế giới từ năm 2000, nhưng phát triển rất nhanh đến nay đã có 121 trường đại học uy tín là thành viên chính thức và rất nhiều trường khác đang áp dụng và chuẩn bị hoàn tất các thủ tục đăng ký thành viên Tổ chức CDIO Thế giới. Điều này đã khẳng định được tính đúng đắn và hiệu quả của việc áp dụng CDIO giúp nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng như cầu xã hội và chuẩn mực đào tạo quốc tế.

Theo chủ trương chung của lãnh đạo Nhà trường, dạy học theo hướng tiếp cận CDIO là một điều kiện tiên quyết để Nhà trường đi đúng hướng trong quá trình phát triển theo đúng mục tiêu của mình. Mô hình CDIO đang vận dụng thành công những triết lí, quan điểm, lí thuyết tiến bộ về dạy học: tiếp cận năng lực; đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; Hướng vào người học; Hướng tới mục tiêu giáo dục (GD) suốt đời; đảm bảo tính dân chủ, nhân văn trong GD; Hoạt động hóa và phát huy tính tự chủ của người học...Việc triển khai phương pháp tiếp cận CDIO ở các trường trên thế giới và ở Việt Nam ngày càng được mở rộng, và thể hiện rất đa dạng.

Đối từng ngành, từng môn học, phương pháp tiếp cận CDIO đã gợi ýnhững luận điểm quan trọng trong đổi mới cách xác định chuẩn đầu ra (CĐR), xây dựng nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Chương trình đào tạo Cử nhân môi trường là chương trình kỹ thuật đòi hỏi người được đào tạo sau khi tốt nghiệp đảm bảo đủ trình độ nghiệp vụ và chuyên môn nghề nghiệp (lí thuyết và/hoặc thực hành) để áp dụng vào thực tế công việc. Một cử nhân môi trường cần phải có những năng lực toàn diện theo CDIO có đủ trình độ kĩ thuật nghề nghiệp để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước bao gồm tri thức, kĩ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Đề xướng CDIO và 12 tiêu chuẩn nhằm cải cách toàn diện hoạt động đào tạo cử nhân môi trường trong bối cảnh nghề nghiệp và xã hội là một sự phù hợp tất yếu.

Ở góc độ lí luận dạy học, chúng ta tiếp cận CDIO để đề xuất một phương pháp, làm cơ sở lí thuyết cho việc vận dụng linh hoạt các luận điểm cơ bản của CDIO vào thực tiễn đào tạo các ngành nghề của khoa đảm bảo nâng cao được chất lượng dạy học đáp ứng nhu cầu xã hội. Theo chủ trương của Nhà trường, cách làm này không phải là phủ nhận hoàn toàn các phương pháp truyền thống, không phá vỡ cấu trúc hệ thống mà chúng ta sẽ phát triển các thành tố trong cấu trúc đó theo triết lí của phương pháp tiếp cận CDIO và của lí luận dạy học hiện đại, mô tả những thành tố đó một cách cụ thể để có thể vận dụng dễ dàng trong vai trò của một người giảng viên khi thiết kế và thực hiện bài học.

Mô hình giảng dạy theo tiếp cận CDIO phải giúp cho giảng viên tuân thủ các chuẩn mực về thiết kế dạy học và chuyển tải CĐR của chương trình trong từng bài giảng, từng hoạt động dạy học, với quy trình cụ thể đảm bảo việc thực hiện diễn ra thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta. Nguyên tắc này đòi hỏi toàn thể cán bộ giảng viên phải xem việc tiếp cận CDIO phải là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đào tạo. Các giảng viên phải nhìn nhận toàn diện hơn về phương pháp giảng dạy và học tập cũng như cách đánh giá sinh viên.

Việc đào tạo cử nhân môi trường theo hướng tiếp cận CDIO sẽ gắn kết được cơ sở đào tạo với yêu cầu của người tuyển dụng, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực; Giúp người học phát triển toàn diện với các kĩ năng cứng và kĩ năng mềm để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi và thậm chí là đi đầu trong việc thay đổi đó; Giúp môn học và chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn; Các công đoạn quá trình đào tạo có tính liên thông và gắn kết khoa học chặt chẽ…

Hơn thế, việc áp dụng mô hình CDIO sẽ giúp Khoa Tài nguyên Môi trường nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và từng bước đạt chuẩn quốc tế hướng đến trong một vài năm tới sẽ có một số ngành đào tạo đạt được chuẩn kiểm định của AUN như chính định hướng của Nhà trường.

Đại biểu tham dự Hội thảo "Chương trình đào tạo - chuẩn đầu ra CDIO đáp ứng nhu cầu xã hội ngành Tài nguyên Môi trường"

2. THÁCH THỨC GẮN VỚI THỜI CƠ

Thuận lợi lớn nhất khi triển khai CDIO tại Khoa Tài nguyên Môi trường là Nhà trường luôn có những chính sách tốt; tạo cơ chế thuận lợi cho công tác triển khai CDIO.

Thứ hai, Trường Đại học Thủ Dầu Một nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, kinh tế, xã hội,... đây là bối cảnh thuận lợi cho công tác triển khai CDIO đối với ngành Môi trường.

Thứ ba, thực tế đã có khoa Môi Trường Trường Đại học Singapore Polytechnic, Khoa Tài nguyên Môi Trường Đại học Duy Tân, Khoa Tài nguyên Môi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện thành công mô hình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO. Chúng ta hoàn toàn có những cơ hội, điều kiện để học hỏi, thăm quan những mô hình này khi triển khai tại khoa Môi trường Đại học Thủ Dầu Một.

Khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai là yếu tố con người. Vì yếu tố quyết định cho sự thành công của CDIO là đạt được sự đồng thuận, sự quyết tâm và sự tâm huyết của đa số các giảng viên, mà đặc biệt là Ban Lãnh đạo Khoa. Nhưng chính điều này lại là thuận lợi của Khoa môi trường khi đội ngũ giảng viên khoa Môi trường đa số là trẻ, có năng lực, năng động, chịu khó học tập, dám đổi mới để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Khoa Môi trường là tập thể có truyền thống đoàn kết, vì việc chung… điều này sẽ là một nhân tố quyết định sự thành công khi triển khai CDIO tại Khoa. Đặc biệt Ban Lãnh đạo Khoa phải là những người am hiểu và nắm vững quy trình của CDIO để chỉ đạo cho các giảng viên thực hiện.

Đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo

Bằng việc hội tụ đủ ba yếu tố về thiên thời, địa lợi và nhân hòa, tin chắc rằng trong thời gian đến, Khoa Tài nguyên Môi trường sẽ triển khai thành công mô hình CDIO trong đào tạo và phát huy tối đa thực lực nội tại của Khoa, xứng đáng là đơn vị tiêu biểu của Nhà trường trong những năm qua.


Bài đăng cùng chủ đề

Đại học Thủ Dầu Một trình bày tham luận tại Hội nghị CDIO Thế giới lần thứ 14 05/07/2018 3:19:36 PM — 4641
Diễn ra từ ngày 28/6 đến ngày 2/7/2018, Hội nghị CDIO Thế giới lần thứ 14 được tổ chức bởi Viện Công nghệ Kanazawa (Kanazawa Institutite of Technology - KIT) và trường Cao đẳng Quốc tế Công nghệ (International College of Technology - ICT). Đến từ 116 tổ chức giáo dục và 24 công ty tại 32 quốc gia trên toàn thế giới, hội nghị có sự tham dự của 285 đại biểu là các nhà sáng lập, nhà điều hành tổ chức CDIO thế giới, các chuyên gia về công nghệ và phương pháp giáo dục. Là thành viên của CDIO từ năm 2015, Đại học Thủ Dầu Một tham dự hội nghị lần này với 4 thành viên cũng là tác giả của hai tham luận và một buổi trao đổi (workshop) được trình bày và tổ chức tại hội nghị.
Chia sẻ kinh nghiệm gia nhập tổ chức CDIO với Đại học Công nghệ Đồng Nai 07/06/2018 8:51:27 AM — 4311
Ngày 5/6/2018, đoàn công tác của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai do TS Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng dẫn đầu đã đến làm việc với ĐH Thủ Dầu Một để tìm hiểu về cách thức áp dụng CDIO và kinh nghiệm gia nhập tổ chức CDIO thế giới.
Học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện CDIO 09/12/2017 3:56:23 PM — 4812
Trong tuần qua, Đại học Thủ Dầu Một đã tham gia các hoạt động đúc kết, chia sẻ kinh nghiệm triển khai CDIO tại Hội nghị Tổng kết đề án CDIO của Đại học Quốc gia Tp.HCM và với Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ (IAE).
Đại học Thủ Dầu Một tại diễn đàn TIF@10 CDIO, Singapore 2017 17/09/2017 5:06:45 PM — 4450
Tại diễn đàn TIF@10 CDIO, Singapore, Đoàn công tác trường Đại học Thủ Dầu Một đã có phần trình bày thành công về chủ đề Thiết kế chương trình tập huấn cho giảng viên đáp ứng học tập hòa hợp, tích cực; mang đến cho trường cơ hội tập huấn về phương pháp Design Thinking (Tư duy thiết kế)
ĐH Thủ Dầu Một tham dự Hội nghị CDIO Châu Á năm 2017 18/03/2017 12:49:36 PM — 4096
Từ ngày 13 đến 15/03/2017, đoàn đại biểu trường Đại học Thủ Dầu Một do ThS Nguyễn Thị Nhật Hằng làm trưởng đoàn cùng 6 thành viên đã tham dự Hội nghị CDIO Châu Á năm 2017 diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.
Chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm triển khai CDIO tại hội nghị CDIO Quốc gia 2016 26/08/2016 3:40:58 PM — 4964
Với 4 tham luận được chọn báo cáo tại hội nghị CDIO Quốc gia 2016, Đại học Thủ Dầu Một đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu tham dự với những chiến lược, những mô hình đang được áp dụng tại Trường nhằm đáp ứng lộ trình cải tiến chất lượng đào tạo theo CDIO.
Chia sẻ kinh nghiệm về CDIO với ĐH Đà Lạt 29/04/2016 2:01:19 PM — 4400
Sáng 28/4/2016, TS Ngô Hồng Điệp đã thay mặt Lãnh đạo Trường đón tiếp đoàn công tác của Đại học Đà Lạt do TS Lê Hồng Phong – Phó Hiệu trưởng dẫn đầu đến tham khảo cách thức và kinh nghiệm gia nhập tổ chức CDIO thế giới
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TỔ CHỨC TẬP HUẤN “THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG TÍCH HỢP THEO PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN ĐỀ XƯỚNG CDIO” 28/01/2015 8:16:52 AM — 5142
Từ ngày 21/8 tới ngày 23/8/2014, Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức lớp tập huấn “Thiết kế đề cương tích hợp theo phương thức tiếp cận đề xướng CDIO” cho lãnh đạo khoa, trưởng bộ môn và các cán bộ giảng viên, sinh viên quan tâm tới chương trình.
ĐẠI HỌC THỦ DẨU MỘT QUYẾT TÂM TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MỚI THEO MÔ HÌNH CDIO 28/01/2015 8:10:15 AM — 6263
CDIO là một sáng kiến mới cho giáo dục, là một hệ thống các phương pháp và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc đào tạo sinh viên để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. CDIO (Conceive - hình thành ý tưởng; Design - thiết kế ý tưởng; Implement - thực hiện; Operate - vận hành) là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (CĐR) để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học. Xây dựng chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO nhằm đào tạo sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực tiễn (năng lực C-D-I-O) và có ý thức trách nhiệm với xã hội.