Ngày 17/10/2017, Hội đồng khoa học trường Đại học Thủ Dầu Một đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Đánh giá tác động hợp lực của cao chiết từ các bộ phận khác nhau của cây khế Averrhoa carambola L. với nano Vàng (Gold nanoparticles) trên khuẩn Staphylococcus aureus” thuộc chuyên ngành Hóa học do ThS. Nguyễn Thị Nhật Hằng làm chủ nhiệm đề tài.
Hội đồng nghiệm thu do TS. Nguyễn Thanh Thanh – Phó trưởng khoa Khoa học tự nhiên, Đại học Thủ Dầu Một làm chủ nhiệm, TS. Huỳnh Văn Biết - Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, Ủy viên phản biện 1; ThS. Bùi Thế Vinh - Trung Tâm Sâm và Dược liệu, Ủy viên phản biện 2, cùng các thành viên hội đồng nghiệm thu.
Đại diện nhóm nghiên cứu, ThS. Nguyễn Thị Lan Thanh đã trình bày các kết quả nghiên cứu từ quá trình đánh giá tác động hợp lực của cao chiết từ các bộ phận khác nhau của cây khế Averrhoa carambola L. với nano Vàng (Gold nanoparticles) trên khuẩn Staphylococcus aureus. Theo đó, với mục tiêu làm tăng hoạt tính kháng khuẩn của hoạt chất thực vật khi kết hợp với nano vàng, nhóm tác giả đã nghiên cứu tổng hợp thành công hạt nano vàng khi sử dụng cao chiết và bước đầu xác định các điều kiện tối ưu từ các phân đoạn dịch chiết thực vật nhằm tạo hạt nanno vàng bằng phương pháp tổ hợp xanh không sử dụng hóa chất, điều kiện gần giống với sinh lý cơ thể nhằm bước đầu ứng dụng nano vàng trong lĩnh vực y-sinh. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả tiếp tục đưa ra kiến nghị nghiên cứu về cơ chế tăng hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết thực vật do ảnh hưởng của nano vàng; nghiên cứu cơ chế điều chỉnh kích thước và hình dạng nano vàng cho hoạt tính sinh học; khảo sát thêm độc tính của nano vàng đối với tế bào, góp phần chứng minh khả năng ứng dụng trong y – sinh của dung dịch nano vàng tổng hợp thành công.
Hội đồng nghiệm thu nhận định, đề tài “Đánh giá tác động hợp lực của cao chiết từ các bộ phận khác nhau của cây khế Averrhoa carambola L với nano Vàng (Gold nanoparticles) trên khuẩn Staphylococcus aureus” có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cao. Đề tài bước đầu đã tạo ra được hạt nano vàng bằng phương pháp tổng hợp xanh từ các dịch chiết và các phân đoạn của các cao chiết từ cây khế, đánh giá khả năng kháng khuẩn Staphylococcus aureus của các hạt nanno vàng. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc ứng dụng trong nghiên cứu và giảng dạy về tạo hạt nano vàng bằng phương pháp tổng hợp xanh từ các dịch chiết thực vật; phát triển ứng dụng các hạt nano vàng nhằm điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trong lĩnh vực y – sinh; đồng thời có thể tận dụng các nguồn nguyên liệu thực vật có nguồn gốc tự nhiên, nâng cao giá trị sử dụng của cây khế.
Kết thúc buổi nghiệm thu, đề tài “Đánh giá tác động hợp lực của cao chiết từ các bộ phận khác nhau của cây khế Averrhoa carambola L với nano Vàng (Gold nanoparticles) trên khuẩn Staphylococcus aureus” do ThS. Nguyễn Thị Nhật Hằng làm chủ nhiệm đã được các thành viên hội đồng thống nhất thông qua và đánh giá xếp loại Tốt.
Đại diện nhóm nghiên cứu, ThS. Nguyễn Thị Lan Thanh đã trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài

ThS. Nguyễn Thị Nhật Hằng (người ngồi đầu tiên từ trái sang) - chủ nhiệm đề tài

Hội đồng nghiệm thu do TS. Nguyễn Thanh Thanh – Phó trưởng khoa Khoa học tự nhiên, Đại học Thủ Dầu Một làm chủ nhiệm (người ngồi đầu tiên từ phải sang) cùng các thành viên hội đồng

Đề tài “Đánh giá tác động hợp lực của cao chiết từ các bộ phận khác nhau của cây khế Averrhoa carambola L với nano Vàng (Gold nanoparticles) trên khuẩn Staphylococcus aureus” đã được các thành viên hội đồng thống nhất thông qua và đánh giá xếp loại Tốt
BBT