TIN TỨC

Hội thảo khoa học “Phát triển ngành công nghiệp gỗ trong kỷ nguyên xanh”

18/07/2019 15:57 — 1446
Ngày 17/7/2019, tại Đại học Thủ Dầu Một, diễn đàn học thuật với chủ đề “​Phát triển ngành công nghiệp gỗ trong kỷ nguyên xanh” đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực phát triển ngành gỗ, công nghiệp gỗ đến từ các cơ quan khoa học, giáo dục, doanh nghiệp của khu vực Nam Bộ. Hội thảo do trường Đại học Thủ Dầu Một và Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.HCM phối hợp tổ chức.

Theo thống kê, đến cuối năm 2018, Việt Nam có khoảng 5.000 doanh nghiệp c​hế biến gỗ và lâm sản, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm 95%; có khoảng 1.800 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu, trong số này có đến 65% là doanh nghiệp trong nước. Cũng theo thống kê, trong năm qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 9,34 tỷ đô la Mỹ, chiếm trên 23% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, giá trị suất siêu đạt trên 7 tỷ đô la Mỹ. Chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản là ngành có giá trị xuất khẩu cao, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Ngành gỗ Việt Nam, sau một thời gian phát triển và tích lũy, đã xây dựng được nền tảng vững mạnh về năng lực sản xuất, đổi mới máy móc công nghệ hiện đại và từng bước cải thiện chất lượn sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay, nghề gỗ và ngành công nghiệp gỗ của nước ta nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng đang đứng trước thách thức rất lớn về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo các doanh nghiệp gỗ, trình độ kỹ sư, cử nhân hiện nay chỉ chiếm từ 1 đến 2% trong tổng số lao động ngành gỗ. Chính vì vậy, mục tiêu của hội thảo hướng đến tìm kiếm các giải pháp phát triển ngành công nghiệp gỗ ở Việt Nam, đưa ngành gỗ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững với xu thế toàn cầu; qua đó góp phần định hướng công tác đào tạo nguồn nhân lực trong nước đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm gỗ.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Thủ Dầu Một cho biết, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của thị trường, ĐH Thủ Dầu Một đã xây dựng chương trình đào tạo ngành Kỹ nghệ gỗ, nhằm hướng tới đào tạo nguồn nhận lực đáp ứng đúng đòi hỏi của doanh nghiệp về chuyên môn nghề nghiệp và năng lực sáng tạo. Qua chủ đề hội thảo, PGS kỳ vọng sẽ có thêm những thảo luận sâu về các vấn đề liên quan đến nội dung, chương trình đào tạo kỹ sư Kỹ nghệ gỗ; vấn đề hợp tác toàn diện giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp gỗ... cùng nhau kết nối để đưa ngành gỗ trở lại ngôi vị số 1 trong hệ thống ngành nghề của Việt Nam.  

Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày các tham luận về vai trò của nền kinh tế xanh trên thế giới; quy hoạch vùng và đô thị để tạo ra sản phẩm xanh cho môi trường hướng đến giá trị bền vững... Để đạt được mục tiêu hội thảo đề ra, các đại biểu tham dự tập trung bàn luận giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam; xây dựng hệ thống thông tin thị trường và tiêu chuẩn sản phẩm; thúc đẩy thương mại điện tử cho các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ; nâng cao nhận thức của cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh; phát triển ngành lâm nghiệp theo kịp với sự phát triển của công nghiệp 4.0; hợp tác quốc tế trong phát triển lâm nghiệp tại Việt Nam…

Qua diễn đàn, các ý kiến còn tập trung tìm ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về tình trạng ngành gỗ “khát nguồn nhân lực chất lượng cao”; đồng thời đưa ra những định hướng cho công tác đào tạo kỹ sư kỹ nghệ gỗ tại các cơ sở giáo dục để hướng tới sản phẩm đào tạo chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi của doanh nghiệp cả về chuyên môn nghề nghiệp và năng lực sáng tạo. Đặc biệt, sau thành công của hội thảo lần này, trường Đại học Thủ Dầu Một và Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ, các doanh nghiệp gỗ sẽ tiếp tục có nhiều hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực và các vấn đền liên quan đến hoạt động của ngành công nghiệp gỗ. 
Năm 2019, lần đầu tiên trường Đại học Thủ Dầu Một đưa vào đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản (Kỹ nghệ gỗ). Ngành học được thiết kế thông qua sự liên kết hợp tác giữa Trường và các Hiệp hội ngành gỗ tại Việt Nam trong thiết kết chương trình, kiến tập, thực tập, nhằm hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng hiệu quả yêu cầu doanh nghiệp.
Tên ngành: Công nghệ chế biến lâm sản (Kỹ nghệ gỗ)
Mã ngành: 7549001
Tổ hợp xét tuyển:
-Toán, Vật lí, Hóa học (A00)
-Toán, Vật lí, Tiếng Anh (A01)
-Toán, Sinh học, Hóa học (B00)
-Toán, Ngữ văn, tiếng Anh (D01)

Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực phát triển ngành gỗ, công nghiệp gỗ

TS. Nguyễn Hoàng Dũng - ĐH Thủ Dầu Một phát biểu tham luận tại hội thảo

Ông John Chan - AHEC phát biểu tham luận "Phát triển nguồn nguyên liệu gỗ bền vững - Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ"

TS. Hoàng Trọng Quyền và ông Nguyễn Chánh Phương tặng hoa cho các tác giả tham luận trình bày tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung tìm kiếm các giải pháp phát triển ngành công nghiệp gỗ trong kỷ nguyên xanh,
đồng thời định hướng công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp gỗ tại VN
BBT
 

Bài đăng cùng chủ đề

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đối với trường đại học định hướng ứng dụng 08/08/2024 4:20:52 PM — 981
Là diễn đàn khoa học kết nối các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong nước và quốc tế chia sẻ thành tựu nghiên cứu, đóng góp, hiến kế cho trường Đại học Thủ Dầu Một trên các phương diện quan điểm, chính sách, giải pháp phát triển khoa học công nghệ theo định hướng ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học.
Nghiên cứu nhanh: Tiếp cận dưới góc độ phương pháp và hiệu quả 15/07/2024 4:31:25 PM — 1220
Tọa đàm khoa học được tổ chức để các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận về phương pháp nghiên cứu nhanh và tính hiệu quả của phương pháp này khi được áp dụng trong thực tiễn nghiên cứu, nhất là đối với công tác nghiên cứu, dự báo, tư vấn nhanh về các vấn đề mới.
Nền tảng WISE-IoT Platform cho phát triển ứng dụng AIoT 12/07/2024 3:15:02 PM — 528
Ngày 12/07/2024, tại Trung tâm Sáng kiến Cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp (BIIC) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp với trường Đại học Việt - Đức, trường Đại học Bình Dương tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nền tảng WISE-IoT Platform cho phát triển ứng dụng AIoT”.
Nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh “Thực trạng và giải pháp đối với tăng, ni cư trú và hoạt động tôn giáo ngoài tự viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương” 12/07/2024 11:49:13 AM — 525
Ngày 11/7/2024, tại Trung tâm Sáng kiến Cộng đồng và Hỗ trợ Khởi nghiệp tỉnh Bình Dương, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương tổ chức nghiệm thu đề tài “Thực trạng và giải pháp đối với tăng, ni cư trú và hoạt động tôn giáo ngoài tự viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
Chuyển đổi số và Tăng trưởng xanh – Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 01/07/2024 4:08:01 PM — 571
Là một diễn đàn khoa học do trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức nhằm trao đổi những vấn đề thời sự về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, vùng Đông Nam Bộ và cả nước, hội thảo “Chuyển đổi số và tăng trưởng xanh: Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương” cung cấp những nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên nền tảng chuyển đổi số và tăng trưởng xanh.
Giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực và phát triển kinh tế xã hội địa phương - Thực tiễn các nước và gợi ý cho Việt Nam 21/06/2024 6:36:45 PM — 5015
Là diễn đàn kết nối các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi c kinh nghiệm về đào tạo bậc đại học; đồng thời tìm kiếm các giải pháp về chính sách phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam và tỉnh Bình Dương.
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ số, công nghệ 4.0 cho tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ 20/06/2024 11:48:58 PM — 2746
Một diễn đàn khoa học kết nối các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, doanh nghiệp trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực công nghệ bán dẫn, trí tuệ AI cùng trao đổi, thảo luận và tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực công nghệ số, công nghệ 4.0 cho tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.
Tiến bộ về trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục đại học 22/03/2024 4:38:38 PM — 1117
Là chủ đề diễn đàn khoa học do trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp với trường Đại học West Visayas State (Philipines) tổ chức vào ngày 22/03/2024. Hội thảo thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều nhà khoa học, diễn giả nghiên cứu, triển khai những ứng dụng AI trong nước và quốc tế trong phát triển hoạt động khoa học giáo dục đại học.
Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô 01/02/2024 3:45:12 PM — 1085
Sáng ngày 01/02/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo khoa học “Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô” với sự tham dự của hơn 50 đại biểu theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc 31/01/2024 5:28:46 PM — 952
Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc diễn ra trong hai ngày 31/1 và 01/02/2024, hội thảo “Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc” do trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với các trường đại học Hàn Quốc, trường đại học Nhật Bản tổ chức.