TIN TỨC

Tọa đàm “Người giáo viên hạnh phúc”

11/11/2024 11:40 — 531
Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), khoa Sư phạm đã tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân, tôn vinh thầy cô giáo. Qua những câu chuyện nhân văn, sâu sắc về người thầy, nghề dạy học đã lan tỏa thông điệp “Dạy học hạnh phúc, Người giáo viên hạnh phúc” đến các bạn trẻ - những người giáo viên tương lai.

Ngày 10/11/2024, CLB Kỹ năng Sư phạm phối hợp với Đoàn khoa Sư phạm tổ chức chương trình tọa đàm “Người giáo viên hạnh phúc”. Tham dự chương trình, về phía diễn giả khách mời có ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh – Giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một, ThS. Nguyễn Hoàng Vi – Giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một, ThS. Nguyễn Thị Thanh Phượng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thủ Dầu Một, cô Nguyễn Phúc Hậu – Giáo viên trường THPT Võ Minh Đức, thầy Nguyễn Công Quang – Giáo viên trường Tiểu học An Phú. Về phía khoa Sư phạm có ThS. Võ Thị Ngọc Trâm – Bí thư chi bộ, các thầy cô giảng viên, sinh viên khối ngành Sư phạm.

Chia sẻ những giá trị cốt lõi góp phần mang lại niềm hạnh phúc của người giáo viên, ThS. Nguyễn Thị Thanh Phượng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thủ Dầu Một cho biết, các yếu tố khiến người giáo viên cảm thấy hạnh phúc nhất khi gắn bó với nghề chính là tình yêu thương của học trò, sự tin tưởng của phụ huynh và sự chia sẻ của đồng nghiệp. Tuy nhiên, đối với các giáo viên trẻ mới vào nghề sẽ cảm thấy chưa hạnh phúc, mà có thể “bị sốc” khi đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tình huống sư phạm khi ứng xử với học sinh hoặc phụ huynh. Chính vì vậy, bên cạnh hành trang kiến thức sư phạm được nhà trường trang bị, sinh viên sư phạm cần rèn luyện các kỹ năng xử lý tình huống. Trong mỗi tình huống, người giáo viên phải luôn nhẫn nại, lắng nghe, thấu hiểu và giúp đỡ các em. Đồng thời, phải xây dựng mối liên hệ mật thiết với phụ huynh để nắm bắt thông tin cũng như kịp thời hỗ trợ học sinh tốt nhất trong học tập và rèn luyện. “Mỗi tình huống thực sự là một thử thách để người giáo viên tự trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Các bạn hãy tự hào và vững tin trên con đường nghề giáo đã chọn, bởi nghề giáo chính là biểu tượng cho những chuẩn mực đạo đức, một nhân cách đẹp. Hơn thế nữa, nghề giáo mang sứ mệnh cao cả, thể hiện trách nhiệm với xã hội trong việc đào tạo, “ươm mầm” tương lai cho đất nước” – Cô Thanh Phượng chia sẻ.

Từ chủ đề “Người giáo viên hạnh phúc”, diễn giả Nguyễn Thị Kim Ánh đã chia sẻ nhiều câu chuyện đẹp, và những giá trị nhân văn sâu sắc của nghề giáo viên trong hành trình 32 năm gắn bó với “sự nghiệp trồng người”. Cô Kim Ánh cho biết, nền tảng để người giáo viên hạnh phúc chính là thái độ, sự hứng thú của sinh viên đối với môn học, đặc biệt là sự trưởng thành và thành công của học trò. Đối với các bạn sinh viên sư phạm, để giữ được ngọn lửa đam mê nghề nghiệp và hạnh phúc với sự lựa chọn của mình thì điều quan trọng nhất là phải xuất phát từ tình yêu nghề, hiểu được giá trị thực sự của nghề giáo, làm việc nghiêm túc, tận tâm và trách nhiệm. “Giá trị của nghề giáo không phải là vật chất mà là việc dẫn dắt các thế hệ con người đến những giá trị chân, thiện, mỹ” – Cô Kim Ánh bày tỏ. Đồng quan điểm với diễn giả Kim Ánh, diễn giả Nguyễn Hoàng Vi khẳng định, theo đuổi nghề giáo, đặc biệt là những giáo viên mầm non, các bạn không chỉ phải giỏi về chuyên môn, kỹ năng mà còn phải có tình yêu thương với trẻ mới có thể vượt qua những áp lực, sự vất vả để gắn bó lâu dài với nghề, yêu nghề mình chọn. Hạnh phúc của người giáo viên không chỉ là điều quan trọng đối với chính họ mà còn có tác động sâu sắc đến sự phát triển của học sinh và chất lượng giáo dục nói chung. “Giáo viên mầm non là người thầy, người cô đầu tiên và quan trọng của trẻ. Mỗi lời nói, hành động, cử chỉ của cô đều có ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, và sự phát triển của trẻ. Nếu các bạn không đủ đam mê, nghiêm túc và tận tâm với nghề thì sẽ khó có thể duy trì và gắn bó” – Cô Hoàng Vi nhấn mạnh.

Là những giáo viên trẻ, cô Nguyễn Phúc Hậu – Giáo viên trường THPT Võ Minh Đức, thầy Nguyễn Công Quang – Giáo viên trường Tiểu học An Phú cho biết lý do theo đuổi nghề giáo là vì yêu thích chia sẻ kiến thức, truyền cảm hứng và tác động tích cực đến học sinh. Vì là những giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm đứng lớp, cô Phúc Hậu, thầy Công Quang luôn có ý thức phải trau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy, cũng như tích cực học hỏi kinh nghiệm của thế hệ thầy cô đi trước, bạn bè đồng nghiệp. Bên cạnh đó, văn hóa ứng xử nơi học đường hiện nay đang có nhiều biến đổi, thầy cô giáo không chỉ truyền tải tri thức mà còn như một người anh/người chị, một người thân phải luôn gần gũi, chia sẻ để đồng hành và hỗ trợ học sinh. “Sự quan tâm, cởi mở của thầy cô  giúp cho khoảng cách giữa thầy và trò được rút ngắn, giờ lên lớp trở nên thoải mái, vui vẻ hơn. Bằng sự gần gũi, thấu hiểu, và là người bạn đồng hành sẽ giúp thầy cô kịp thời giải quyết những trở ngại trong học tập, hỗ trợ các em vượt  qua những khó khăn trong cuộc sống” - cô Phúc Hậu, thầy Công Quang chia sẻ.

Trong khuôn khổ tọa đàm, các diễn giả dành thời gian giải đáp các thắc mắc về khó khăn của sinh viên sư phạm khi mới ra trường, sự đãi ngộ của ngành giáo dục dành cho giáo viên, môi trường làm việc tại các trường tiểu học, kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm trong dạy tiểu học, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề với phụ huynh học sinh,… Những chia sẻ của các diễn giả khách mời đã góp phần giúp các nhà giáo tương lai phần nào hiểu hơn về nghề nhà giáo và giúp các bạn giải đáp những thắc mắc từ đó bồi thêm ngọn lửa yêu nghề. Đặc biệt, qua những câu chuyện nhân văn, sâu sắc về người thầy, nghề dạy học đã lan tỏa thông điệp “Dạy học hạnh phúc, Người giáo viên hạnh phúc” đến các bạn trẻ - những người giáo viên tương lai.

CLB Kỹ năng Sư phạm phối hợp với Đoàn khoa Sư phạm tổ chức chương trình tọa đàm “Người giáo viên hạnh phúc”

Qua những câu chuyện nhân văn, sâu sắc về người thầy, nghề dạy học đã lan tỏa thông điệp “Dạy học hạnh phúc, Người giáo viên hạnh phúc” đến các bạn trẻ - những người giáo viên tương lai

Những chia sẻ của các diễn giả khách mời đã góp phần giúp các nhà giáo tương lai phần nào hiểu hơn về nghề nhà giáo và giúp các bạn giải đáp những thắc mắc từ đó bồi thêm ngọn lửa yêu nghề
BBT
 


Bài đăng cùng chủ đề

Họp mặt kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024 11:32:13 AM — 333
Ngày 20/11/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một long trọng tổ chức chương trình Họp mặt kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Buổi lễ là dịp để cán bộ, giảng viên nhà trường qua các thời kỳ cùng nhau ôn lại truyền thống của ngành giáo dục, tôn vinh những thành tựu, những đóng góp của quý thầy cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục của tỉnh nói chung và của trường Đại học Thủ Dầu Một.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm và chúc mừng trường Đại học Thủ Dầu Một nhân  kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024 11:07:21 AM — 164
Sáng ngày 20/11/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một đã vinh dự đón tiếp các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bình Dương, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh đến thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, giảng viên, viên chức nhà trường nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (20/11/1982 – 20/11/2024).
Đổi mới  - Sáng tạo  - Kỷ cương – Trách nhiệm, vì sự phát triển của trường Đại học Thủ Dầu Một 19/11/2024 5:44:11 PM — 215
Chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, TS. Đoàn Ngọc Xuân – Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một đã gửi thư đến Quý Thầy cô giáo đã và đang công tác tại trường. Cổng Thông tin điện tử nhà trường trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.
Trường Đại học Thủ Dầu Một chào đón nhiều đơn vị đến thăm và chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 19/11/2024 10:59:03 AM — 180
Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường Đại học Thủ Dầu Một đã vinh dự đón tiếp nhiều cơ quan, đơn vị đối tác đến thăm và gửi lời chúc mừng tốt đẹp đến Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ, giảng viên, viên chức, người lao động nhà trường.
Sôi nổi các hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 08/11/2024 11:40:01 AM — 938
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (20/11/1982 – 20/11/2024), các đơn vị thuộc, trực thuộc trường Đại học Thủ Dầu Một tích cực triển khai tổ chức chuỗi các hoạt động ý nghĩa dành cho CB-GV, người lao động của nhà trường.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về chuyên đề “Cần - Kiệm – Liêm – Chính - Chí công vô tư trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tại khoa Sư phạm” 04/11/2024 5:48:59 PM — 567
Sáng ngày 04/11/2024, Đảng bộ bộ phận khoa Sư phạm trực thuộc Đảng bộ trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức tọa đàm Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về chuyên đề “Cần - Kiệm – Liêm – Chính - Chí công vô tư trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tại khoa Sư phạm”.
Lễ chào cờ tháng 11/2024: Thông điệp tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 04/11/2024 10:03:40 AM — 649
Sáng ngày 04/11/2024, trường ĐH Thủ Dầu Một đã long trọng tổ chức lễ chào cờ và hát Quốc ca tại sân cờ của trường. Tại buổi lễ, lãnh đạo nhà trường đã triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 11 đến toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên.
UNI-TOUR năm 2024: Bắt nhịp xu hướng - Dẫn đầu tương lai 31/10/2024 2:25:31 PM — 1013
Ngày 31/10/2024, chương trình “UNI -TOUR năm 2024 với chủ đề “Bắt nhịp xu hướng - Dẫn đầu tương lai” đã diễn ra thành công tại trường Đại học Thủ Dầu Một.
Lãnh đạo trường gặp gỡ viên chức đang học nghiên cứu sinh 18/10/2024 9:21:01 AM — 1410
Ngày 16/10/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức buổi gặp gỡ viên chức đang học nghiên cứu sinh nhà trường nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như chia sẻ những khó khăn, thuận lợi của cán bộ, giảng viên, viên chức trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác.
Lễ trồng cây hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ năm 2024 12/10/2024 9:30:00 AM — 1284
Chiều ngày 11/10/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bình Dương, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại Cơ sở Bến Cát.