TIN TỨC

“Bí ẩn tính cách người Việt: Giải mã những vấn đề xã hội bức xúc”

17/11/2017 16:04 — 12827
Ngày 15/11/2017,  khoa Ngữ văn - trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức buổi giao lưu, trò chuyện học thuật trao đổi về văn hóa Việt Nam với nội dung “Bí ẩn tính cách người Việt: Giải mã những vấn đề xã hội bức xúc” do GS. TSKH Trần Ngọc Thêm  - Nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng, Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước ngành Ngôn ngữ học - trực tiếp báo cáo. Buổi giao lưu thu hút sự quan tâm tham dự của nhiều CBGV, học viên, sinh viên khoa Ngữ văn, Lịch sử, Khoa học quản lý, Ngôn ngữ Trung Quốc…

Giải mã cái tốt, cái xấu trong tính cách con người Việt Nam qua những sự kiện, vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục hiện nay dưới góc nhìn văn hóa là chủ đề thú vị, thu hút nhiều ý kiến trao đổi thẳng thắn của đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên trong buổi gặp gỡ, giao lưu với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm. Theo GS Trần Ngọc Thêm, tính cách của người Việt là những đặc điểm tâm lí được hình thành trong chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, nó không phải là một hằng số bất biến mà luôn thay đổi cùng với sự biến thiên của thời gian và không gian. Lý giải đối tượng dựa trên hai cách tiếp cận dịch lý học (triết lý âm dương) và tiếp cận loại hình học, GS đã khái quát 5 đặc điểm cơ bản về tính cách người Việt. Cụ thể: tính trọng âm với hệ giá trị là tính ưa ổn định, tính hiếu hòa bao dung, tính trọng tình đa cảm, tính coi trọng phụ nữ, tính chịu đựng nhẫn nhịn, lòng hiếu khách; tính cộng đồng làng xã với hệ giá trị như tinh thần tập thể, tình đoàn kết, lòng biết ơn, tính dân chủ làng xã, tính trọng thể diện; tính ưa hài hòa với hệ giá trị là tính quân bình âm dương (cặp đôi), tính mực thước, tính lạc quan vui vẻ, tính ung dung; thiết thực; tính kết hợp với hệ giá trị là khả năng bao quát tốt, khả năng quan hệ tốt; tính linh hoạt với hệ giá trị là khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh, tính sáng tạo, biến báo. Những đặc điểm của tính cách người Việt đã hình thành nên những giá trị tổng hợp như lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, lòng nhân ái, sự cần cù, hiếu học,…

Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị. Những biểu hiện phi giá trị nảy sinh trong tính cách người Việt cũng được GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm chỉ ra như: khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh đoàn kết và tính tập thể, nhưng khi nguy cơ ấy qua rồi thì có thể là thói tư hữu và óc bè phái, địa phương lại nổi lên. Trong giao tiếp, khi thấy mình đang đứng trong cộng đồng quen thuộc thì tính thích giao tiếp nổi lên, còn khi vượt ra khỏi cộng đồng, đứng trước người lạ, thì tính rụt rè sẽ lấn át. Tính nước đôi của người Việt thường phát huy tác dụng tốt trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, một mất một còn (điển hình là trong chiến tranh), còn trong xây dựng hòa bình, trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hoá thì đáng tiếc là thường mặt trái của tính nước đôi này lại nổi trội. Người Việt thì có triết lý vừa phải, “lắm thóc nhọc xay”, “cầu sung vừa đủ xài” lại vừa không có thói quen coi trọng thời gian, coi thời giờ là “cao su”, bởi vậy mà không có chí làm giàu. Chỉ khi thấy mình thua kém người xung quanh quá nhiều thì mới cố gắng, nhưng ngay khi thấy mình đã như mọi người rồi thì lại làm việc cầm chừng. Tác phong làm việc này hoàn toàn không thích hợp với nếp sống đô thị.

Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gốc cho những vấn đề xã hội bức xúc hiện nay, GS Trần Ngọc Thêm lý giải là do cái chất văn hóa nông nghiệp, nông thôn, nông dân với mức độ âm tính đậm đặc nằm sâu trong tiềm thức mỗi người Việt Nam, từ nông thôn đến thành thị, từ người bình dân đến quan chức. Để khắc phục những hạn chế của văn hóa trọng âm, GS Trần Ngọc Thêm chỉ ra rằng, cần phải xây dựng mô hình hệ giá trị định hướng cốt lõi toàn diện. Theo đó, trong mô hình hệ giá trị định hướng cốt lõi trọng điểm có 2 giá trị phổ biến thuộc về phạm vi toàn xã hội: dân chủ và pháp quyền. Dân chủ là chế độ chính trị trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, do nhân dân thực thi, tự bản thân thực thi hoặc thông qua các đại biểu mà mình bầu ra. Dân chủ thường đi liền với tự do và công bằng. Pháp quyền chỉ sự thượng tôn pháp luật, trong đó mọi người, mọi hoạt động đều phải tuân theo pháp luật và lấy pháp luật làm nền tảng; không ai có quyền đứng ở ngoài pháp luật hay đứng trên pháp luật. Pháp quyền khác với pháp trị ở chỗ pháp quyền là sự cai trị của pháp luật, pháp luật (cao nhất là Hiến pháp) đứng trên tất cả; còn pháp trị là sự cai trị bằng pháp luật, pháp luật là công cụ của chính quyền. Ngoài hai giá trị dân chủ và pháp quyền, theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, 8 giá trị còn lại đều là những giá trị trước hết thuộc về con người cá nhân: yêu nước và nhân ái, trung thực và bản lĩnh, trách nhiệm và hợp tác, khoa học và sáng tạo. Song song đó, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm phác thảo các nhóm giải pháp hiện thực hóa hệ giá trị định hướng cốt lõi trọng điểm, gồm: nhóm giải pháp về thể chế, nhóm giải pháp tổ chức, nhóm giải pháp giáo dục - tuyên truyền, nhóm giải pháp hành động và nhóm giải pháp phát triển.
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm báo cáo chuyên đề “Bí ẩn tính cách người Việt: Giải mã những vấn đề xã hội bức xúc”

 Buổi giao lưu, trao đổi học thuật với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia
BBT


Bài đăng cùng chủ đề

Lễ chào cờ tháng 5: Tuyên dương tập thể, cá nhân xuất sắc 05/05/2025 10:15:27 AM — 296
Sáng ngày 05/5/2025, tại sân trường, trường Đại học Thủ Dầu Một long trọng tổ chức nghi thức Chào cờ, hát Quốc ca và sinh hoạt dưới cờ tháng 5/2025.
Trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình" 05/05/2025 8:27:05 AM — 117
Cổng Thông tin điện tử trường Đại học Thủ Dầu Một trân trọng giới thiệu đến quý Thầy, Cô, học viên và sinh viên toàn văn bài viết quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với nhan đề: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình".
Trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" 30/04/2025 7:29:43 AM — 470
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". Báo CAND đã giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Ban Thư viện và Học liệu tổ chức tập huấn sử dụng thư viện cho cán bộ, giảng viên 29/04/2025 8:35:09 AM — 467
Sáng ngày 26/4/2025, Ban Thư viện và Học liệu, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức buổi tập huấn trực tuyến hướng dẫn sử dụng thư viện dành cho cán bộ, giảng viên, nhằm nâng cao kỹ năng khai thác hiệu quả các nguồn học liệu và cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Trường Đại học Thủ Dầu Một được vinh danh “Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam năm 2025” 28/04/2025 10:58:51 AM — 1406
Ngày 26/4/2025, tại Hà Nội, trường Đại học Thủ Dầu Một đã được vinh danh trong chương trình trao giải “Top 20 Thương hiệu Vàng Việt Nam năm 2025,” do Viện Kinh tế và Văn hóa phối hợp với Trung tâm Bảo vệ Người tiêu dùng tổ chức. Sự kiện này nhằm tôn vinh các doanh nhân, trí thức, thương hiệu, sản phẩm, và chất lượng xuất sắc trên toàn quốc.
Viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) 25/04/2025 10:24:18 AM — 518
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng ngày 25/4/2025, Đoàn cán bộ giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một đã đến dâng hoa, thắp hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Tỉnh, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do cho dân tộc.
Thủ tướng: “Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phải thần tốc, táo bạo” 24/04/2025 3:14:38 PM — 390
Thông điệp này được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, nhấn mạnh tại Lễ phát động phòng trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” vào sáng ngày 24/4/2025. Cổng thông tin trường Đại học Thủ Dầu Một trân trọng giới thiệu đến Quý Thầy Cô giáo, học viên, sinh viên nội dung bài viết đăng trên Báo Dân trí, truyền tải thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Ban Thư viện và Học liệu lan tỏa văn hóa đọc qua hoạt động trao đổi và tặng sách 24/04/2025 3:02:19 PM — 429
Ngày 21/4/2025, tại phòng A2.201, Ban Thư viện và Học liệu – trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức hoạt động trao đổi và tặng sách nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4). Đây là dịp để cộng đồng học thuật trong trường cùng nhau tôn vinh giá trị của tri thức và lan tỏa tình yêu với sách.
Trường Đại học Thủ Dầu Một: Bệ phóng cho hành trình khởi nghiệp của sinh viên 22/04/2025 10:15:12 AM — 814
Với mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vững mạnh, trường Đại học Thủ Dầu Một đã không ngừng tạo ra môi trường thuận lợi để sinh viên có thể phát triển và biến những ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực. Sau 7 năm triển khai, nhiều dự án khởi nghiệp của sinh viên nhà trường đã đạt được thành công, giành các giải thưởng quốc gia và được ứng dụng thực tế. Ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Trường Đại học Thủ Dầu Một trong việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và hỗ trợ sinh viên phát triển dự án, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao tặng nhà trường Bằng khen vì đã đạt thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2017–2025.
Sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đạt giải Ba tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh – sinh viên lần thứ VII 21/04/2025 9:55:42 AM — 448
Từ ngày 18 đến 20/4/2025, vòng chung kết Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Chương trình do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức.