TIN TỨC

AI – Cơ hội và thách thức đối với giáo dục đại học

16/11/2024 18:56 — 538
Là diễn đàn khoa học do trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức nhằm trao đổi, gợi mở định hướng nghiên cứu về AI cùng những cơ hội và thách thức trong đổi mới giáo dục đại học, đặc biệt chia sẻ các giải pháp nhằm khai thác những cơ hội mà AI mang lại đáp ứng sự phát triển của giáo dục đại học, nhất là trong giáo dục đào tạo ngành luật của các trường đại học hiện nay.

Sáng ngày 16/11/2024, trong chuỗi các sự kiện khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo TDMU 2024, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công hội thảo khoa học với chủ đề “AI - Cơ hội và thách thức đối với giáo dục đại học”. Hội thảo đã quy tụ gần 30 báo cáo tham luận của các học giả, nhà khoa học, cán bộ giảng viên đến từ các trường đại học, học viện trong cả nước, như: Đại học Cần Thơ, trường Đại học Luật Thành phố Hồ chí Minh, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Thủ Dầu Một.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Cường – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, trước sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc của trí tuệ AI đã mang đến những lợi ích cho kinh tế, xã hội và đời sống. Đối với lĩnh vực đào tạo giáo dục đào tạo nói chung, đào tạo ngành luật nói riêng, AI cũng đã mang lại lợi ích cho việc tối ưu hóa công tác đào tạo, cung cấp phương pháp học trực tuyến hiệu quả, thiết thực, tối ưu chi phí học tập, giúp nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, làm sao để ứng dụng AI hiệu quả, góp phần chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội cũng là một thách thức. “Chủ đề hội thảo được tổ chức hôm nay với kỳ vọng tạo diễn đàn khoa học trao đổi thông tin tư liệu, thảo luận, gợi mở định hướng nghiên cứu về AI trong nghiên cứu và đào tạo ngành luật ở trường đại học, nhất là đối với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tự động hoá các hoạt động giáo dục, cá nhân hóa quá trình học tập, các mô hình tích hợp AI nhằm cung cấp cho sinh viên phương pháp học trực tuyến hiệu quả, thiết thực nhất”- TS. Nguyễn Quốc Cường kỳ vọng.

Tại hội thảo, các đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên và sinh viên các trường Đại học đã cùng nhau trao đổi về những cơ hội mà AI mang lại đáp ứng sự phát triển của giáo dục đại học, đặc biệt là công tác đào tạo ngành luật hiện nay, như: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý đại học số; kinh nghiệm, giải pháp và hướng phát triển quản trị đại học số; Al và ứng dụng - cơ hội hợp tác và phát triển ở trường Đại học Thủ Dầu Một; tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, chứng cứ điện tử và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động đào tạo ngành Luật trong các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay; các công cụ Al như ChatGPT, BingAl, Bard, DApps, Smart Contract tác động như thế nào đến nghề luật?; sơ đồ tư duy và sử dụng sơ đồ tư duy trong công tác giải quyết án hình sự ở Viện kiểm sát hiện nay và công tác đào tạo sinh viên ngành Luật cho ngành Kiểm sát - Bài học kinh nghiệm cho công tác đào tạo ngành/nghề tại các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. Đóng góp các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành luật đặt trong bối cảnh AI phát triển nhanh chóng, đại biểu, nhà khoa học đã gợi mở, đề xuất nhiều giải pháp, như: cải tiến chương trình giảng dạy và phương pháp đào tạo để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số; các giải pháp thiết thực - tăng cường đầu tư cơ sở vật chất công nghệ, tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng công nghệ cho giảng viên và xây dựng các nền tảng học trực tuyến chuyên biệt dành cho sinh viên luật,…

Phát biểu tổng luận hội thảo, TS. Đoàn Ngọc Xuân – Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một nhận định, đối với lĩnh vực pháp luật và đào tạo ngành luật, AI đã cung cấp con đường giúp tối ưu hóa hiệu suất trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Bên cạnh những ưu việt không thể không sử dụng, AI cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức đối với hoạt động luật pháp và đào tạo ngành luật, như: trách nhiệm pháp lý, tiềm ẩn những gian lận, vi phạm về đạo đức; chứng cứ và độ tin cậy, xác thực đối với các thông tin, chứng cứ có sử dụng AI… Đặc biệt là trong đào tạo ngành luật, việc chuyển đổi số và tận dụng thành tựu của AI trong xây dựng chương trình, đổi mới nghiên cứu, giảng dạy, học tập như thế nào là một bài toán không dễ dàng. Theo đó, các trường đại học cần xác định tầm nhìn và có bước chuẩn bị để bắt nhịp trong hoạt động đào tạo ngành luật đáp ứng điều kiện chuyển đổi số và các công nghệ giáo dục hiện đại. Thay mặt lãnh đạo trường, TS. Đoàn Ngọc Xuân đã gửi lời cảm ơn trân trọng đến các đại biểu, nhà khoa học tham dự, đóng góp các kết quả nghiên cứu, cùng với trường Đại học Thủ Dầu Một tạo nên thành công của hội thảo.

TS. Nguyễn Quốc Cường – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủ Dầu Một phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo đã quy tụ gần 30 báo cáo tham luận của các học giả, nhà khoa học, cán bộ giảng viên đến từ các trường đại học, học viện trong cả nước

Tại hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học đã gợi mở, đề xuất nhiều giải pháp, như: cải tiến chương trình giảng dạy và phương pháp đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh công nghệ số hiện nay

Chủ đề hội thảo nằm trong chuỗi các sự kiện khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo TDMU 2024
BBT


Bài đăng cùng chủ đề

Vận dụng và phát triển sáng tạo luận điểm về vai trò của công nghiệp nặng đối với công nghiệp hóa XHCN của tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa XHCN trong quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam 21/12/2024 12:59:02 PM — 199
Là chủ đề tọa đàm nằm trong khuôn khổ đề tài Nhà nước KX.02.20/21-25 về “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đẩy mạnh Công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) thời kỳ đổi mới” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ đặc biệt quốc gia giai đoạn 2021 – 2025: “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (Giai đoạn từ năm 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045).
Sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đạt nhiều thành tích tại Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam 2024 16/12/2024 9:17:27 AM — 242
Từ ngày 11/12 đến 13/12/2024, tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã diễn ra Kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 33 (OLP’24) và Kỳ thi lập trình sinh viên Quốc tế ICPC Khu vực Châu Á năm 2024. Đội tuyển trường Đại học Thủ Dầu Một có 04 sinh viên tham gia và đạt 01 giải Nhì, 01 giả Ba, 01 giải Khuyến khích.
Hội thảo khoa học “Giá trị các tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” 14/12/2024 7:37:33 PM — 386
Là diễn đàn khoa học trao đổi, tổng kết những vấn đề lý luận thông qua các tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng thời, tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về các định hướng, chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay.
“Hợp tác phát triển khối ngành Y Dược đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ” 28/11/2024 7:52:53 PM — 655
Ngày 28/11/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hợp tác phát triển khối ngành Y Dược đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ”
Phát triển nông nghiệp thông minh theo hướng xanh, bền vững cho tỉnh Bình Dương 16/11/2024 9:53:57 PM — 505
Góp phần đóng góp các định hướng, giải pháp công nghệ giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, hướng tới phát triển bền vững nền nông nghiệp Bình Dương, sáng ngày 16/11/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Phát triển nông nghiệp thông minh theo hướng xanh, bền vững cho tỉnh Bình Dương.
Khai mạc Chuỗi sự kiện khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo TDMU năm 2024 16/11/2024 4:34:50 PM — 629
Sáng ngày 16/11/2024, tại trường Đại học Thủ Dầu Một đã diễn ra nhiều sự kiện hội thảo, tọa đàm, triển lãm về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nông nghiệp, sản xuất thông minh, công nghệ xanh, ký kết với các đối tác doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và chuyển giao tri thức,…
Tổ chức thành công hội thảo quốc tế “Tài nguyên và môi trường bền vững hướng tới thành phố thông minh” lần thứ XIV 15/11/2024 5:25:28 PM — 671
Ngày 15/11/2024, tại trường Đại học Thủ Dầu Một đã diễn ra hội thảo khoa học Quốc tế Quản lý và Công nghệ xanh IFGTM lần thứ XIV - năm 2024 với chủ đề “Tài nguyên và môi trường bền vững hướng tới thành phố thông minh”. Hội thảo do trường Đại học Thủ Dầu Một và Mạng lưới Nghiên cứu Quản lý và Công nghệ xanh (CGTMR) phối hợp tổ chức.
Nâng cao năng lực nghiên cứu và công bố quốc tế 13/11/2024 2:46:26 PM — 507
Sáng ngày 13/11/2024, trường Kinh tế tài chính thuộc trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công tọa đàm khoa học với chủ đề “Nâng cao năng lực nghiên cứu và công bố quốc tế”.
Tọa đàm khoa học “Phương pháp tư liệu và nghiên cứu khoa học về Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc” 30/10/2024 6:05:38 PM — 1213
Sáng ngày 30/10/2024, Viện Nghiên cứu phát triển Vùng Đông Nam Bộ trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Phương pháp tư liệu và nghiên cứu khoa học về Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc”.
Nghiệm thu thành công đề tài cấp Quốc gia “Nghiên cứu công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô” 15/10/2024 4:05:07 PM — 1321
Đề tài cấp Quốc gia ĐTĐL.CN – 15/19: “Nghiên cứu công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô” do PGS.TS Hoàng Xuân Niên làm chủ nhiệm, trường Đại học Thủ Dầu Một đơn vị chủ trì đề tài đã được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu thành công.