Học tập thông qua mô hình mô phỏng là một phần chương trình đào tạo 2 giai đoạn ngành Kỹ thuật môi trường tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Theo đó, hoạt động giảng dạy được triển khai thành 4 phần: (1) dạy học lý thuyết; (2) dạy học trên mô hình, mô phỏng; (3) dạy học theo bài tập thực tế/thực hành, thực tập tại xưởng, phòng thí nghiệm; (4) dạy học thông qua bài tập ứng dụng/thực hành ngoài trường. Quá trình đào tạo này nhằm giúp cho sinh viên lĩnh hội các kiến thức ngành nghề thực tế, học tập kết hợp lý thuyết và thực hành đan xen nhằm giúp sinh viên trở thành những công dân phát triển toàn diện về năng lực và tố chất, đáp ứng được thị trường lao động khắt khe trong bối cảnh cách mạng 4.0.
Ngày 13/01/2024 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, chương trình Kỹ thuật môi trường (thuộc khoa Khoa học quản lý) tổ chức chuyên đề học thuật trực tuyến với nội dung: “Ứng dụng mô hình mô phỏng vào thiết kế và tối ưu công tác vận hành và kiểm soát ô nhiễm nước thải” (Applying stimulation models to design and optimize the operations and pollution control of wastewater). Chuyên đề do ông Nguyễn Anh Thắng – chuyên gia công ty Aquadata Abwassertechnik GmbH, Nidersachsen, Cộng hòa liên bang Đức, làm diễn giả chính. Đây là một trong những công ty hàng đầu tại Đức chuyên thiết kế các phần mền, mô hình mô phỏng, các giải pháp thông minh phục vụ cho các ngành thuộc lĩnh vực môi trường.
Tham dự chuyên đề học thuật có các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường và học viên cao học ngành Khoa học môi trường. Chuyên đề cung cấp những thông tin mới nhất về ứng dụng mô hình mô phỏng, số hóa trong lĩnh vực môi trường, trong thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải; Giới thiệu các công nghệ số mới nhất hiện nay như công nghệ CMOS, công nghệ SIMATIC PCS7, công nghệ Digital Twin được ứng dụng trong thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải, những công nghệ hiện đại xử lý các loại nước thải có tải trọng cao như Công nghệ bùn hạt kỵ khí tuần hoàn nội (Internal circulation), công nghệ lọc cát rửa liên tục (Generative filtration), công nghệ bùn hạt hiếu khí.
Từ những kiến thức, thông tin khoa học mới được chia sẻ, sinh viên, giảng viên ngành Kỹ thuật môi trường có cơ hội tiếp cận các công nghệ số và công nghệ hiện đại tối ưu hóa vận hành nhà máy xử lý nước thải, giảm phát thải khí nhà kính và dấu chân carbon. Bên cạnh đó, tại chương trình, sinh viên còn có cơ hội trải nghiệm các mô hình mô phỏng hiện đại như phần mềm mô hình mô phỏng Sumo của công ty Dynamita – Pháp giúp cho sinh viên cọ sát các kiến thức thực tế, tăng cường sự trải nghiệm qua các bài tập điển hình thay vì chỉ học lý thuyết.
Chuyên đề do ông Nguyễn Anh Thắng – chuyên gia công ty Aquadata Abwassertechnik GmbH, Nidersachsen, Cộng hòa liên bang Đức, làm diễn giả chính
.jpg)
Tham dự chuyên đề học thuật có các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường và học viên cao học ngành Khoa học môi trường
Sinh viên theo doix công nghệ Digital Twin trong thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải
Phần mềm SUMO trong tính toán các thông số vận hành hệ thống xử lý nước thải
.jpg)
Qua buổi sinh hoạt học thuật, sinh viên, giảng viên ngành Kỹ thuật môi trường có cơ hội tiếp cận các công nghệ số và công nghệ hiện đại tối ưu hóa vận hành nhà máy xử lý nước thải
Trần Thanh Nhã