TIN TỨC

Trường Đại học Thủ Dầu Một giới thiệu sách “Thành phố thông minh – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn”

13/09/2021 15:02 — 1308
Thành phố thông minh là chủ đề mang đến nhiều cảm hứng cho giới học thuật. Trên thế giới, các học giả thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau đã có những nghiên cứu về khái niệm, nền tảng, nguyên lý của thành phố thông minh, nhất là các vấn đề ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0 trong việc hoạch định và phát triển các thành phố thông minh. Ở Việt Nam, chủ đề thành phố thông minh cũng đã được quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ đề tài cấp Nhà nước và một số hội thảo khoa học. Tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, thành phố thông minh là chủ đề học thuật trọng tâm trong định hướng hoạt động khoa học công nghệ. Để khởi đầu cho hướng nghiên cứu này, PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp – Chủ tịch Hội đồng trường đã chủ trì, tổ chức biên soạn quyển sách Thành phố thông minh – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn.

Nội dung quyển sách trải dài trên một số chủ đề: bối cảnh, các vấn đề thực tiễn hình thành thành phố thông minh; khái niệm và khung phân tích thành phố thông minh; khung tham chiếu công nghệ thông tin và những tác động của công nghệ trong phát triển thành phố thông minh; diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới ICF, thành phố xã hội thông minh Eindhoven (Hà Lan), thành phố băng thông rộng và bền vững Espoo (Phần Lan), bài học thực tiễn về quy hoạch ở thành phố Songdo (Hàn Quốc), kế hoạch xây dựng quốc gia thông mionh Singapore và một số thành phố thông minh Melbourne (Úc), Chicago (Hoa Kỳ), Winnipeg (Canada); mô hình hợp tác ba nhà tại Bình Dương, kế hoạch thực hiện đề án thành phố thông minh Bình Dương (thực tiễn năm 2019), định hướng phát triển thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2021-2025; những bối cảnh và thách thức từ phát triển của thành phố trong tương lai, các mô hình đề xướng cho thành phố thông minh trên thế giới; bối cảnh và các xu hướng phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam. Các nội dung này lần lượt được tình bày trong các chương sách:

Chương 1. Tổng quan về thành phố thông minh

Trình bày bối cảnh ra đời mô hình thành phố thông minh, nội hàm của khái niệm thành phố thông minh có khác nhau theo thời gian và cách tiếp cận. Tựu trung lại, có thể hiểu thành phố thông minh là thành phố có nền kinh tế, con người, cách quản trị, giao thông, môi trường và cuộc sống được xây dựng dựa trên sự kết hợp thông minh giữa các nguồn lực với sáu tiêu chí đánh giá thành phố thông minh phổ biến: quản trị thông minh, nền kinh tế thông minh, môi trường thông minh, di chuyển thông minh, con người thông minh và đời sống thông minh.

Chương 2. Mô hình thành phố thông minh ở một số địa phương trên thế giới

Khái quát những đặc trưng của một số thành phố thông minh trên thế giới. Chẳng hạn: thành phố Eindhoven (Hà Lan) phát triển theo triết lý xã hội thông minh, năng động, sôi nổi, đầy đổi mới sáng tạo, không chỉ ứng dụng mà còn tích cực tham gia tạo ra công nghệ, liên tục thử nghiệm ý tưởng mới vào thực tế. Chính quyền thành phố tạo ra cơ hội và không gian cho người dân tham gia nhiệt tình vào công cuộc phát triển thành phố. Thành phố Espoo (Phần Lan) phát triển băng thông rộng, triển khai liên kết vùng, kết nối các thành phần, phát huy được sức mạnh cộng đồng, nguồn lực các bên, không ngần ngại tập trung vào giáo dục đào tạo, nghiên cứu & phát triển, khoa học công nghệ để tạo ra hiệu quả kinh tế nhanh chóng. Chính quyền thành phố xem dân cư như khách hàng, hướng tới tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng trên nền tảng mô hình “đồng sáng tạo”. Quốc gia thông minh Singapore ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi khía cạnh của xã hội, tại nơi làm việc, nơi vui chơi và ở nhà, thực hiện “tinh thần đồng sáng tạo quốc gia”. Thành phố Songdo (Hàn Quốc) sử dụng điện toán thu thập thông tin từ các camera quan sát, lắp đặt ứng dụng cảm biến trên toàn thành phố để quản lý cơ sở hạ tầng đô thị và dịch vụ thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo động lực tăng trưởng mới như một ngành công nghiệp giá trị gia tăng. Thành phố Chicago (Hoa Kỳ) xây dựng cuộc sống chất lượng, bền vững bằng việc mở rộng quyền xử lý tái chế, cải thiện các lựa chọn du lịch phi ô tô từ quá cảnh đến đi xe đạp cũng như khuyến khích các ngành công nghiệp tập trung vào sự bền vững. Thành phố Winnipeg bắt đầu từ việc cung cấp cho học sinh, sinh viên chương trình đào tạo kỹ năng sống và hỗ trợ họ xây dựng các câu chuyện cá nhân, gia đình và văn hóa trên nhiều phương tiện truyền thông, dự án Mạng lưới Truyền hình Thổ dân (APTN), kênh truyền hình thổ dân quốc gia đầu tiên.

Chương 3. Mô hình thành phố thông minh Bình Dương

Đề cập đến bối cảnh kinh tế, xã hội đưa đến việc chính quyền tỉnh quyết định thực hiện đề án thành phố thông minh Bình Dương tạo bước ngoặc lớn về công nghệ, nâng cao kinh tế tri thức, hình thành hệ sinh thái năng động sáng tạo, trong đó mọi thành tố kinh tế, văn hóa, xã hội không ngừng được cải tiến, đổi mới, tối ưu hóa. Nội dung chương này còn trình bày mô hình hợp tác Ba Nhà (Nhà nước, Nhà doanh nghiệp và Nhà trường) trong việc xây dựng và thực thi mô hình thành phố thông minh Bình Dương.

Chương 4. Xu hướng phát triển thành phố thông minh trong tương lai

Xu hướng Thành phố kinh doanh (business city) ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế. Xu hướng Thành phố sinh thái (eco city để phân biệt và thậm chí phản đối mục đích kinh tế và tài chính thuần túy của Thành phố kinh doanh. Đối với xu hướng này chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người dân là quan trọng nhất. Xu hướng Thành phố công dân (citizen city) xem con người là ưu tiên hàng đầu, mọi công dân đều có cơ hội hội nhập như nhau đối với những lợi ích của sự tiến bộ do công nghệ thông tin mang lại, tạo ra sự gắn kết xã hội xung quanh một bản sắc của cộng đồng, đoàn kết tích cực và hợp tác hiện đại hóa. Ở Việt Nam, xu hướng phát triển thành phố thông minh theo cách tiếp cận từ trên xuống (top down đưa ra một mục tiêu cần đạt được từ phía chính quyền đòi hỏi chính quyền phải xây dựng trung tâm điều hành thành phố thông minh nhằm thu thập và xử lý thông tin từ các hệ thống ứng dụng đã được thiết lập trong từng lĩnh vực để phân tích, xử lý và ra quyết định kịp thời. Cách tiếp cận từ dưới lên (bottom up) với phương châm “Người dân làm trung tâm, Doanh nghiệp làm động lực, Nhà nước kiến tạo”. Cách tiếp cận từ dưới lên phát triển thành phố thông minh theo hướng tiếp cận trên nền tảng người dân làm trung tâm, mục tiêu của các giải pháp thông minh là: (1) Nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc, (2) Tăng cường sự tham gia quản lý của người dân trong quản lý đô thị, (3) Quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo, (4) Nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tốt an ninh và trật tự an toàn xã hội.
  
Các tác giả đặt niềm hy vọng chân thành là quyển sách này sẽ được sử dụng như là nguồn dữ liệu và thông tin hữu ích cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai những đề án xây dựng thành phố thông minh ở Việt Nam hiện nay, đồng thời cung cấp tài liệu giúp cho việc giảng dạy, học tập trong nhà trường có thêm sự tiến bộ. Sách ấn bản lần đầu tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và được phát hành tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Xin trân trọng giới thiệu quyển sách với bạn đọc.
Tên sách: Thành phố thông minh – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
Đồng chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp - TS. Nguyễn Việt Long
Xuất bản lần 1 vào tháng 7/2021, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Liên hệ đặt sách: Trung tâm Học liệu, trường Đại học Thủ Dầu Một  - Số 6 Trần Văn Ơn, P.Phú Hoà, Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dương - Email: thuvien@tdmu.edu.vn  Điện thoại: (0274) 3841 570
Phạm Văn Thịnh

 


Bài đăng cùng chủ đề

“Kiến” nhà TDMU đạt 05 giải thưởng tại Festival toàn quốc 26/04/2024 3:08:58 PM — 65
Diễn ra trong 04 ngày (21/4-24/4/2024) tại Huế, Festival Sinh viên Kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV đã khép lại với nhiều dấu ấn của các sinh viên đến từ các trường đào tạo kiến trúc khắp cả nước. Đặc biệt với sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, đây tiếp tục là một mùa Festival thành công với 5 giải thưởng: 1 giải Toàn năng, 1 giải Nhất team building, 1 giải Nhì và 2 giải Ba.
Tọa đàm “Sách đã đưa tôi đến” 22/04/2024 9:38:58 AM — 167
Ngày 20/04/2024, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề “Sách đã đưa tôi đến”. Đây là một trong những hoạt động do trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4.
Nâng cao nhận thức về phòng ngừa quấy rối tình dục, lừa đảo trên MXH 22/04/2024 8:36:16 AM — 501
Ngày 20/4/2024, ngành Công tác xã hội (CTXH) phối hợp với Hội Sinh viên trường tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phòng ngừa quấy rối tình dục/lừa đảo trên mạng xã hội”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của đề tài “Vận dụng tiến trình phát triển công cộng trong hỗ trợ sinh viên phòng ngừa quấy rối tình dục nơi công cộng” của trường Đại học Thủ Dầu Một, do TS. Lê Anh Vũ – Giám đốc CTĐT sau đại học ngành CTXH làm chủ nhiệm đề tài.
SV TDMU đạt giải Nhất, Nhì, Ba Olympic Toán học toàn quốc 15/04/2024 9:21:38 AM — 470
Từ ngày 08 đến ngày 13/4/2024, Hội Toán học Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Duy Tân – Đà Nẵng tổ chức kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 năm 2024. Đội tuyển Olympic Toán học của trường Đại học Thủ Dầu Một tham gia kỳ thi và tiếp tục đạt các giải thưởng cao.
Sở Y tế tỉnh Bình Dương và trường Đại học Thủ Dầu Một bàn thảo giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế 10/04/2024 8:20:00 AM — 390
Ngày 09/4/2024, tại Sở Y tế tỉnh Bình Dương, lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một và lãnh đạo Sở Y tế đã có buổi làm việc, bàn thảo trong phối hợp đào tạo nguồn nhân lực khối ngành khoa học sức khỏe cho địa phương Bình Dương.
Điểm thi trường Đại học Thủ Dầu Một: Hơn 1.200 thí sinh hoàn thành kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM 07/04/2024 12:24:56 PM — 468
Sáng ngày 07/4/2024, hơn 1200 thí sinh là học sinh của các trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tham gia Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM đợt 1 năm 2024, được tổ chức tại điểm thi số 74 - trường Đại học Thủ Dầu Một.
Chương trình Kỹ thuật môi trường trao học bổng tiếp sức học tập cho học sinh 03/04/2024 12:39:38 PM — 185
Sáng ngày 01/4/2024, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phú Giáo (Trung tâm), chương trình Kỹ thuật môi trường, trường Đại học Thủ Dầu Một đã trao tặng 10 suất học bổng “Ươm mầm xanh” cho các bạn học sinh có khối 11 và 12.
 Cùng sinh viên nhận diện và lên tiếng phòng ngừa quấy rối tình dục nơi công cộng 01/04/2024 11:08:59 AM — 1179
Chiều ngày 30/3/2024, tại trường Đại học Thủ Dầu Một đã diễn ra tọa đàm về chủ đề “Nhận diện – xóa bỏ định kiến – cùng lên tiếng phòng ngừa quấy rối tình dục nơi công cộng”. Đây là hoạt động thực nghiệm đầu tiên của đề tài “Vận dụng tiến trình phát triển cộng đồng trong hỗ trợ sinh viên nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng ngừa quấy rối tình dục(QRTD) nơi công cộng” của trường Đại học Thủ Dầu Một, do TS. Lê Anh Vũ làm chủ nhiệm đề tài.
Tôn vinh giá trị và ý nghĩa nhân văn của nghề Công tác xã hội 26/03/2024 2:44:16 PM — 864
Tối ngày 25/3/2023, ngành Công tác xã hội (CTXH), trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày công tác xã hội Việt Nam 25/3 và trao học bổng Nguyễn Thị Oanh cho sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện.
Ươm mầm khát vọng doanh nhân và phát động chương trình khởi nghiệp năm 2024 23/03/2024 11:11:12 AM — 306
Ngày 22/03/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp cùng Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp quốc gia phía Nam (Hội đồng TVHTKNQG phía Nam), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Chương trình giao lưu doanh nhân – sinh viên với chủ đề “Ươm mầm khát vọng doanh nhân” và phát động Chương trình khởi nghiệp năm 2024.