TIN TỨC

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua đào tạo gắn với trải nghiệm thực tiễn

09/05/2022 16:32 — 1533
Đó là chủ đề tọa đàm trao đổi, bàn thảo, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua đào tạo gắn với trải nghiệm tiễn. Tọa đàm do trường ĐH Thủ Dầu Một phối hợp với Hiệp hội phát triển nhân lực logistics Việt Nam (VALOMA) tổ chức vào ngày 7/5/2022.

Tham dự tọa đàm có ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, Chủ tịch danh dự Hiệp hội VALOMA, PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa – Phó Chủ tịch Hiệp hội VALOMA. Về phía trường ĐH Thủ Dầu Một có, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Nguyễn Quốc Cường – Hiệu trưởng, cùng các thành viên Ban giám hiệu, lãnh đạo khoa Kinh tế và CB-GV-SV ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. Chủ đề tọa đàm còn thu hút sự tham gia của các trường đại học có đào tạo ngành logistics, như: trường ĐH Hoa Sen, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM; cùng sự góp mặt của nhiều đại diện doanh nghiệp hoạt động trong ngành, như: Công ty LF Việt Nam, Công ty U&I Logistics, Công ty Atalink,…

Tọa đàm là diễn đàn giao lưu, trao đổi giữa các sơ cỡ đào tạo và các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực nhằm đưa ra những sáng kiến mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistic. Qua đó, giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thích ứng ngay với công việc mà không cần doanh nghiệp phải tốn thời gian và chi phí đào tạo lại.

Đổi mới chương trình đào tạo Logistics và quản lý chuỗi cung ứng “tiệm cận” với thực tiễn ngành

Trong những năm gần đây, ngành logistics được đánh giá là lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn. Hiện nay, Việt Nam có 49 trường đại học đào tạo về logistics ở nhiều bậc học, cấp độ đào tạo khác nhau. Hàng năm, số lượng đăng ký tuyển sinh vào đại học, cao đẳng của ngành này đều tăng vọt và điểm chuẩn cũng vượt lên ở top đầu các ngành học tại một số trường. Mặt khác, thị trường nguồn nhân lực logistics và nhu cầu của các doanh nghiệp không ngừng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics và quản lý chuỗi cung ứng được xem là yếu tố then chốt nhằm tạo nên thương hiệu giáo dục của cơ sở đào tạo; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam trên bản đồ logistics thế giới. Theo đó, chất lượng nguồn nhân lực ngành logistics là mối quan tâm lớn của các cơ sở đào tạo, cộng đồng doanh nghiệp logistics tại Việt Nam nhằm đáp ứng bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng hơn và quá trình dịch chuyển, tái cơ cấu các chuỗi cung ứng quốc tế đang diễn ra ngày càng rõ nét.

Từ thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực logistics, tọa đàm đã lắng nghe các trao đổi về nội dung, khung chương trình đào tạo,… từ đại diện các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ các trường đại học. Trao đổi ý kiến, TS. Phạm Thị Ngân – trường ĐH Tôn Đức Thắng chia sẻ, chương trình đào tạo cần có sự tham khảo, đối sánh và cải tiến từ các trường có nền giáo dục tiên tiến, có bề dày đào tạo trên thế giới như Singapore, Úc, Hà Lan,… Đặc biệt, cần có sự tham vấn và đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp logistics tại Việt Nam, các trường có đào tạo ngành này cần có mối liên kết chặt chẽ, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực logistics để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước.

Với kinh nghiệm giảng dạy và thực tế quản lý trong ngành logistics và chuỗi cung ứng, PGS.TS Hà Thị Ngọc Oanh đưa ra nhiều góc nhìn về xây dựng, thiết kế chương trình đào tạo tiệm cận với thực tiễn làm nghề. PGS nêu bật, các cơ sở đào tạo bổ sung các học phần đào tạo phù hợp với thực tiễn của nhà tuyển dụng, nội dung chương trình đào tạo cần mang tính “thực chiến”, tức là giảng dạy lý thuyết kết hợp với trải nghiệm thực tế. Từ đó, sinh viên sẽ được tham gia trải nghiệm tại các doanh nghiệp qua các kỳ thực tập, trải nghiệm thực tế qua nền tảng công nghệ logistics lớn nhất Việt Nam, khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Trao đổi tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Thủ Dầu Một cho biết, dù là ngành học mới ra đời (2019), nhưng hiện nay quy mô của ngành logistics đã lên đến gần 1000 sinh viên ngành. Chương trình đào tạo được xây dựng và đổi mới liên tục phù hợp với sự phát triển của ngành, phương pháp giảng dạy theo triết lý hòa hợp tích cực, dựa trên sáng kiến CDIO, đáp ứng chuẩn AUN. ĐH Thủ Dầu Một thực hiện đào tạo 02 giai đoạn, 04 phương thức: dạy học truyền thống, dạy học thông qua mô hình mô phỏng, bài tập điển hình, bài tập thực tế. Nhà trường quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, phòng mô phỏng, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập và nghiên cứu. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics, PGS Nguyễn Văn Hiệp cho rằng, chương trình đào tạo đang đối mặt với một số khó khăn, điển hình là khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành, sự tụt hậu của chương trình đào tạo… Điều này dễ dẫn đến hạn chế trong làm việc thực tế của sinh viên. Do vậy, các trường đại học cần tăng cường gắn kết với doanh nghiệp, tạo ra một hệ sinh thái kết nối các doanh nghiệp và nhà trường nhằm tối ưu hóa quá trình sử dụng nguồn nhân lực và chi phí trong công tác đào tạo.

Nhà trường cần tăng cường kết nối doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực logistics

Theo thống kê, đến nay Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp logistics và dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực về logistics là trên 200.000 người. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp tham dự tọa đàm, khả năng đáp ứng về nhu cầu nguồn nhân lực logistics chỉ khoảng 10% nhu cầu của thị trường. Có thể nói nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam đang thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Chính vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực logistics chất lượng cao là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Cùng với công tác đổi mới chương trình đào tạo thì các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng các cơ sở giáo dục cần đa dạng hóa phương thức đào tạo, tăng cường đào tạo quốc tế, đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong quá trình đào tạo, giúp sinh viên có điều kiện tham gia trực tiếp vào chuỗi hoạt động nghề nghiệp. Việc hợp tác với doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế, thực tập, tìm hiểu về các quy trình, thiết bị liên quan đến lĩnh vực đang được học. Cụ thể, khi đến một doanh nghiệp liên quan đến kinh doanh, vận hành các kho hàng, sinh viên sẽ được tìm hiểu kỹ về quy trình chọn và xử lý đơn hàng, thực hành sử dụng các thiết bị chuyên dụng, thực hành cách phân loại, đóng gói và bảo quản hàng hóa,… Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục đào tạo phải thay đổi phương thức và nội dung đào tạo, cần cung cấp cho người học nhiều kỹ năng hơn để đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, ngoài các kỹ năng nền tảng của nghề cần phải đào tạo thêm các kỹ năng mới, ngoại ngữ, kỹ năng số…

Chia sẻ về yêu cầu đối với nhân lực ngành này, đại diện doanh nghiệp LF, Atalink, U&I đều cho rằng, nền công nghệ 4.0 thay đổi từng ngày nên người lao động phải giỏi công nghệ, kỹ năng số, am tường ngoại ngữ và các kỹ năng nghề. Vì vậy, hiểu về môi trường doanh nghiệp ngay khi còn trên giảng đường là yếu tố cần thiết để xác định thái độ học tập. Sinh viên nên tiếp cận sớm với các công nghệ trong lĩnh vực logistics, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp,… để đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi số.

Phát biểu tổng kết tọa đàm TS. Ngô Hồng Điệp - Phó hiệu trưởng trường ĐH Thủ Dầu Một cho biết trường đang tiếp tục đẩy mạnh đào tạo ngành logistics cho tỉnh Bình Dương và cả nước. Trong thời gian tới, trường sẽ tiếp tục tổ chức các diễn đàm nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và tìm kiếm những giải pháp phát triển tối đa tiềm năng và lợi thế của ngành logistics, cũng như phương pháp đào tạo nguồn nhân lực phù hợp cho tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước. Qua đó tạo cầu nối, gắn kết giữa nhà trường, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hải quan, thuế với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp dịch vụ logistics.

Tọa đàm do trường ĐH Thủ Dầu Một phối hợp với Hiệp hội phát triển nhân lực logistics Việt Nam tổ chức

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, Chủ tịch danh dự Hiệp hội VALOMA phát biểu tại tọa đàm

PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa – Chủ tịch Hiệp hội Valoma phát biểu

PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Thủ Dầu Một chia sẻ thông tin về quy mô đào tạo ngành logistics của trường ĐH Thủ Dầu Một và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành

PGS.TS Hà Thị Ngọc Oanh chia sẻ kinh nghiệm xây dựng CTĐT ngành logistics của trường ĐH Hoa Sen

Đại diện Công ty LF Việt Nam chia sẻ ý kiến tại tọa đàm

Tọa đàm là diễn đàn giao lưu, trao đổi nhằm giúp các cơ sở đào tạo có thêm kinh nghiệm trong đào tạo, đồng thời các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nêu những quan điểm về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành logistics và đưa ra những sáng kiến mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
BBT

Bài đăng cùng chủ đề

SV TDMU đạt giải Nhất, Nhì, Ba Olympic Toán học toàn quốc 15/04/2024 9:21:38 AM — 376
Từ ngày 08 đến ngày 13/4/2024, Hội Toán học Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Duy Tân – Đà Nẵng tổ chức kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 năm 2024. Đội tuyển Olympic Toán học của trường Đại học Thủ Dầu Một tham gia kỳ thi và tiếp tục đạt các giải thưởng cao.
Sở Y tế tỉnh Bình Dương và trường Đại học Thủ Dầu Một bàn thảo giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế 10/04/2024 8:20:00 AM — 363
Ngày 09/4/2024, tại Sở Y tế tỉnh Bình Dương, lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một và lãnh đạo Sở Y tế đã có buổi làm việc, bàn thảo trong phối hợp đào tạo nguồn nhân lực khối ngành khoa học sức khỏe cho địa phương Bình Dương.
Điểm thi trường Đại học Thủ Dầu Một: Hơn 1.200 thí sinh hoàn thành kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM 07/04/2024 12:24:56 PM — 430
Sáng ngày 07/4/2024, hơn 1200 thí sinh là học sinh của các trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tham gia Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM đợt 1 năm 2024, được tổ chức tại điểm thi số 74 - trường Đại học Thủ Dầu Một.
Chương trình Kỹ thuật môi trường trao học bổng tiếp sức học tập cho học sinh 03/04/2024 12:39:38 PM — 174
Sáng ngày 01/4/2024, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phú Giáo (Trung tâm), chương trình Kỹ thuật môi trường, trường Đại học Thủ Dầu Một đã trao tặng 10 suất học bổng “Ươm mầm xanh” cho các bạn học sinh có khối 11 và 12.
 Cùng sinh viên nhận diện và lên tiếng phòng ngừa quấy rối tình dục nơi công cộng 01/04/2024 11:08:59 AM — 1158
Chiều ngày 30/3/2024, tại trường Đại học Thủ Dầu Một đã diễn ra tọa đàm về chủ đề “Nhận diện – xóa bỏ định kiến – cùng lên tiếng phòng ngừa quấy rối tình dục nơi công cộng”. Đây là hoạt động thực nghiệm đầu tiên của đề tài “Vận dụng tiến trình phát triển cộng đồng trong hỗ trợ sinh viên nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng ngừa quấy rối tình dục(QRTD) nơi công cộng” của trường Đại học Thủ Dầu Một, do TS. Lê Anh Vũ làm chủ nhiệm đề tài.
Tôn vinh giá trị và ý nghĩa nhân văn của nghề Công tác xã hội 26/03/2024 2:44:16 PM — 804
Tối ngày 25/3/2023, ngành Công tác xã hội (CTXH), trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày công tác xã hội Việt Nam 25/3 và trao học bổng Nguyễn Thị Oanh cho sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện.
Ươm mầm khát vọng doanh nhân và phát động chương trình khởi nghiệp năm 2024 23/03/2024 11:11:12 AM — 290
Ngày 22/03/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp cùng Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp quốc gia phía Nam (Hội đồng TVHTKNQG phía Nam), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Chương trình giao lưu doanh nhân – sinh viên với chủ đề “Ươm mầm khát vọng doanh nhân” và phát động Chương trình khởi nghiệp năm 2024.
Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt của 05 Chương trình đào tạo 18/03/2024 9:53:07 AM — 925
Sáng ngày 18/03/2024, lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc cho 04 Chương trình đào tạo (CTĐT) thuộc bậc đào tạo đại học, sau đại học của trường. Buổi họp do TS. Nguyễn Quốc Cường – Hiệu trưởng chủ trì. Cùng dự có TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng, lãnh đạo các đơn vị chức năng và các cá nhân được phân công.
Tọa đàm kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02/2024 4:22:37 PM — 677
Sáng ngày 27/2/2024, tại trường Đại học Thủ Dầu Một, Khoa Y dược đã phối hợp với Hội Khoa học & Sức khỏe Bình Dương tổ chức chương trình tọa đàm kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024).
Trường Đại học Thủ Dầu Một đăng tuyển dụng 76 giảng viên đợt 1 - 2024 23/02/2024 5:32:18 PM — 4088
Ngày 22/02/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một đã ban hành thông báo số 43/TB-TDMU về việc tuyển dụng 76 nhân sự cho vị trí giảng viên thuộc nhiều khối ngành như: Kinh tế, Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin, Quản lý nhà nước, Luật, Truyền thông đa phương tiện, Thiết kế đồ họa, Văn học, Lịch sử,...