TIN TỨC

GV Lê Sỹ Đồng góp phần gìn giữ các công trình nghiên cứu quý giá của cố GS Ca Văn Thỉnh

19/09/2022 09:55 — 973
ThS Lê Sỹ Đồng là giảng viên ngành Sư phạm Ngữ văn, trường ĐH Thủ Dầu Một. Ông là tác giả, đồng tác giả của nhiều sách, công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Nam Bộ, văn học trung đại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ của GV Lê Sỹ Đồng (năm 2009) nghiên cứu về "Sự nghiệp văn học của Ca Văn Thỉnh". Nhân 120 năm ngày sinh của cố GS Ca Văn Thỉnh, gia đình của ông cùng giảng viên Lê Sỹ Đồng đã sưu tầm, biên soạn các công trình của giáo sư trong di cảo, trên sách báo thành ba tập chuyên khảo. Sách vừa ra mắt bạn đọc. Bài viết giới thiệu do báo Tuổi Trẻ thực hiện. Mời quý vị cùng theo dõi.
-------
Nhà Nam bộ học Ca Văn Thỉnh và 3 tập sách mới: Lưu giữ ký ức văn hóa Nam bộ cho hậu thế

Ở Nam Bộ, thế kỷ XX, có lẽ nhiều người biết đến gia đình danh giá họ Ca ở mảnh đất Bến Tre anh hùng. Gia đình ấy có nhạc sĩ Ca Lê Thuần - từng là phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,  Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng Trường Nghệ thuật sân khấu II TP.HCM; họa sĩ Ca Lê Thắng - từng là phó tổng thư ký thường trực Hội Mỹ thuật TP.HCM, và đặc biệt là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Anh Xuân (tên thật Ca Lê Hiến) với bài thơ Dáng đứng Việt Nam
 
Thế nhưng, ít ai biết thân phụ của những tài năng nghệ thuật ấy là nhà Nam Bộ học - Ca Văn Thỉnh (1902 - 1987), với bút danh Ngạc Xuyên cùng những công trình nổi tiếng về Doãn Uẩn (1794 - 1848), đăng trên tạp chí BSEP, số 1 năm 1941; Đền Đế Thiên đối với tiền nhơn ta, Nguyễn Thông, Minh bột di ngư - một quyển sách hai thi xã, Bài diễn văn trong buổi lễ Kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu, Khổng học ở đất Đồng Nai, Nguyễn Văn Thoại với sự đào Thoại hà và kinh Vĩnh Tế… đăng trên Đại Việt tập chí trong hai năm 1942 - 1943; và những công trình khác về văn hóa, lịch sử Nam Bộ in ở các sách báo sau 1945 đến khi ông qua đời.
 
Nhân 120 năm ngày sinh GS Ca Văn Thỉnh, ba tập chuyên khảo tập hợp các công trình, bài viết của ông được NXB Tổng Hợp TP.HCM ấn hành: Di sản văn hóa Nam bộ nhìn từ danh sĩ Nam bộ thế kỉ XIII - XIX; Di sản văn hóa Nam bộ nhìn từ lịch sử Nam bộ và Di sản văn hóa Nam bộ nhìn từ văn học Nam bộ.
 
Trong tập 1 - Di sản văn hóa Nam bộ nhìn từ danh sĩ Nam bộ thế kỷ XIII - XIX, mở đầu tập sách là chuyên luận Đất và người Nam bộ nói về điều kiện tự nhiên, hành trình khai phá, và tiến trình đấu tranh lịch sử của con dân Nam bộ để bảo vệ bờ cõi. 
 
Cùng với tiểu sử và các mẩu chuyện về Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh, Huỳnh Mẫn Đạt, Trần Thiện Chánh, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân... tập sách trình bày công trạng của các danh sĩ với vùng đất Nam bộ qua các bài viết như: Bia và văn về Võ Trường Toản, Nguyễn Hữu Huân - thân thế và sự nghiệp, Anh hùng nông dân Nguyễn Trung Trực và nông dân Nam bộ đấu tranh chống ngoại xâm, Nguyễn Văn Thoại với sự đào Thoại Hà và kinh Vĩnh Tế...
 
Ở tập 2 - Di sản văn hóa Nam bộ nhìn từ lịch sử Nam bộ, bài mở đầu là chuyên luận Hào khí Đồng Nai - kết quả nghiên cứu của Ca Văn Thỉnh về lịch sử, văn hóa Nam bộ trong quan hệ với truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc.
 
Và để cụ thể hơn về lịch sử Nam bộ, tập sách giới thiệu các bài viết Nhìn lại đạo đức khí tiết truyền thống của nhân dân miền Nam, Phong trào đấu tranh của nhân dân Lục tỉnh trong thời gian đầu xâm lược của quân Pháp... cùng những khảo cứu mang đậm chất tư liệu về lịch sử văn hóa "vùng đất mới" như: Đền Đế Thiên đối với tiền nhơn ta, Mạc thị gia phả và trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Cuộc khởi nghĩa Hóc Môn 1885 hay là kẻ bạo tàn phải đền tội... 

Đây là những bài viết được Ca Văn Thỉnh công bố trên các báo từ trước 1945 đến sau năm 1975. Những tài liệu mà Ca Văn Thỉnh khảo cứu được đã góp thêm vào "bộ tư liệu" làm căn cứ để xác quyết những nét đặc trưng của văn hóa Nam bộ.

Ở tập 3 Di sản văn hóa Nam bộ nhìn từ văn học Nam bộ, độc giả có cơ hội đọc những bài hịch, phú, vè, ca dao, lý, tục ngữ và những mẩu chuyện dân gian Nam bộ như: Truyện Thủ Huồng, Truyện núi Bà Đội Om, Truyện Nguyễn Thị Tồn, Truyện Già Ba Tri, Truyện Nguyễn Trung Trực, Hịch con Quạ, Hịch con Muỗi, Gia Định Phú, Hịch Tây vô lấy nước, Hịch kêu gọi đánh Tây... 

Nội dung đáng chú ý khác trong tập này là các khảo cứu về văn học viết Nam bộ như: Câu chuyện yếm quỷ, Cuộc bút chiến của Phan Văn Trị và những nhà nho yêu nước Nam bộ chống Tôn Thọ Tường, Mối tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia qua thơ văn xưa... 

Thông qua hai nội dung trên, Ca Văn Thỉnh không chỉ làm rõ chất "tri ngôn, dưỡng khí" trong lối ứng xử của người Nam bộ, mà ông còn cho người đọc thấy được tâm tư tình cảm của người Nam bộ trong lao động sản xuất, trong đời sống vợ chồng, trong tình yêu nam nữ...

Có thể thấy, ba tập sách là những khảo cứu của GS Ca Văn Thỉnh về lịch sử, văn học Nam bộ nhằm khẳng định nét riêng văn hóa Nam bộ, và lưu giữ ký ức văn hóa Nam bộ cho hậu thế.
Lê Ta
(nguồn: 
https://tuoitre.vn/nha-nam-bo-hoc-ca-van-thinh-va-3-tap-sach-moi-luu-giu-ky-uc-van-hoa-nam-bo-cho-hau-the-20220917142608984.htm) 

Bài đăng cùng chủ đề

Lễ chào cờ tháng 5: Tuyên dương tập thể, cá nhân xuất sắc 05/05/2025 10:15:27 AM — 283
Sáng ngày 05/5/2025, tại sân trường, trường Đại học Thủ Dầu Một long trọng tổ chức nghi thức Chào cờ, hát Quốc ca và sinh hoạt dưới cờ tháng 5/2025.
Trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình" 05/05/2025 8:27:05 AM — 113
Cổng Thông tin điện tử trường Đại học Thủ Dầu Một trân trọng giới thiệu đến quý Thầy, Cô, học viên và sinh viên toàn văn bài viết quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với nhan đề: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình".
Trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" 30/04/2025 7:29:43 AM — 461
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". Báo CAND đã giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Ban Thư viện và Học liệu tổ chức tập huấn sử dụng thư viện cho cán bộ, giảng viên 29/04/2025 8:35:09 AM — 466
Sáng ngày 26/4/2025, Ban Thư viện và Học liệu, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức buổi tập huấn trực tuyến hướng dẫn sử dụng thư viện dành cho cán bộ, giảng viên, nhằm nâng cao kỹ năng khai thác hiệu quả các nguồn học liệu và cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Trường Đại học Thủ Dầu Một được vinh danh “Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam năm 2025” 28/04/2025 10:58:51 AM — 1378
Ngày 26/4/2025, tại Hà Nội, trường Đại học Thủ Dầu Một đã được vinh danh trong chương trình trao giải “Top 20 Thương hiệu Vàng Việt Nam năm 2025,” do Viện Kinh tế và Văn hóa phối hợp với Trung tâm Bảo vệ Người tiêu dùng tổ chức. Sự kiện này nhằm tôn vinh các doanh nhân, trí thức, thương hiệu, sản phẩm, và chất lượng xuất sắc trên toàn quốc.
Viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) 25/04/2025 10:24:18 AM — 514
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng ngày 25/4/2025, Đoàn cán bộ giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một đã đến dâng hoa, thắp hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Tỉnh, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do cho dân tộc.
Thủ tướng: “Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phải thần tốc, táo bạo” 24/04/2025 3:14:38 PM — 389
Thông điệp này được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, nhấn mạnh tại Lễ phát động phòng trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” vào sáng ngày 24/4/2025. Cổng thông tin trường Đại học Thủ Dầu Một trân trọng giới thiệu đến Quý Thầy Cô giáo, học viên, sinh viên nội dung bài viết đăng trên Báo Dân trí, truyền tải thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Ban Thư viện và Học liệu lan tỏa văn hóa đọc qua hoạt động trao đổi và tặng sách 24/04/2025 3:02:19 PM — 424
Ngày 21/4/2025, tại phòng A2.201, Ban Thư viện và Học liệu – trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức hoạt động trao đổi và tặng sách nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4). Đây là dịp để cộng đồng học thuật trong trường cùng nhau tôn vinh giá trị của tri thức và lan tỏa tình yêu với sách.
Trường Đại học Thủ Dầu Một: Bệ phóng cho hành trình khởi nghiệp của sinh viên 22/04/2025 10:15:12 AM — 804
Với mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vững mạnh, trường Đại học Thủ Dầu Một đã không ngừng tạo ra môi trường thuận lợi để sinh viên có thể phát triển và biến những ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực. Sau 7 năm triển khai, nhiều dự án khởi nghiệp của sinh viên nhà trường đã đạt được thành công, giành các giải thưởng quốc gia và được ứng dụng thực tế. Ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Trường Đại học Thủ Dầu Một trong việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và hỗ trợ sinh viên phát triển dự án, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao tặng nhà trường Bằng khen vì đã đạt thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2017–2025.
Sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đạt giải Ba tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh – sinh viên lần thứ VII 21/04/2025 9:55:42 AM — 446
Từ ngày 18 đến 20/4/2025, vòng chung kết Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Chương trình do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức.