TIN TỨC

ĐH Thủ Dầu Một cùng nhà tuyển dụng và người lành nghề phân tích năng lực nghề phát triển chương trình đào tạo ngành theo phương pháp Dacum

14/05/2018 11:38 — 3867
Ngày 12/5/2018, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công hội thảo khoa học với chủ đề “Nhà tuyển dụng và người lành nghề phân tích năng lực nghề phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mền, ngành Quản trị kinh doanh theo phương pháp Dacum”. Để đạt được những nội dung đề ra, Ban tổ chức đã mời đến hội thảo các chuyên gia giáo dục, nhà doanh nghiệp và những cá nhân có kinh nghiệm, uy tín trong nghề đến trao đổi đổi về năng lực nghề nghiệp, vị trí việc làm, thiết kế chương trình đạo tạo theo phương pháp DACUM cho khối ngành Kỹ thuật phần mền và Quản trị kinh doanh.

Phát biểu khai mạc, TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng chia sẻ, Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế tri thức, vai trò của các trường đại học luôn là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, phát triển các giá trị văn hóa xã hội. Làm thế nào để đào tạo ra những người lao động đáp ứng được nhu cầu của một nền kinh tế tri thức đang phát triển và làm thế nào để đào tạo sinh viên có được những năng lực mà doanh nghiệp và xã hội mong muốn đang trở thành mục tiêu sống còn của các trường đào tạo nói chung và đại học nói riêng. Trong đó, chất lượng chương trình đào tạo và hoạt động kiểm định được xem là phương tiện, công cụ để rà soát và cải thiện chất lượng giáo dục nhằm nâng cao chất và năng lực cạnh tranh. Trước yêu cầu của việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, trường Đại học Thủ Dầu Một lựa chọn DACUM để cải tiến, phát triển chương trình đào tạo và lấy bộ chuẩn AUN-QA làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động đào tạo của Nhà trường. Việc các doanh nghiệp, những người thợ lành nghề tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo là đòi hỏi bắt buộc có tính quyết định đến độ tương thích giữa sản phẩm đào tạo nhà trường với nhu cầu chính xác của xã hội.

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo phương pháp DACUM, TS. Nguyễn Thanh Thủy – Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quản lý tiên tiến (TCAM) thuộc ĐHQG Tp.HCM cho biết, phương pháp DACUM giúp cơ sở đào tạo tránh được những sai lầm trong quá trình triển khai xây dựng chương trình đào tạo, phương pháp này có thể trả lời chính xác câu hỏi nên dạy những gì cho người học và người học cần có những kỹ năng gì để đáp ứng được nhu cầu của xã hội hay nhà tuyển dụng lao động hiện nay. Bởi vì, phương pháp DACUM là quá trình phân tích nghề chất lượng và hiệu quả, thể hiện qua các tiêu chí: tổ chức hợp lý, hữu hiệu; tự do tư tưởng, phát huy sáng kiến mọi người; có định hướng rõ ràng, đầu ra thiết thực.

Áp dụng cụ thể đối với ngành Kỹ thuật phần mềm, ngành Quản trị kinh doanh, TS. Nguyễn Thanh Thủy nhấn mạnh, trên cơ sở tiếp cận phương pháp DACUM, cần phải tiến hành phân tích ngành nghề Kỹ thuật phần mềm, Quản trị kinh doanh để làm cơ sở cho việc thiết kế nội dung chương trình đào tạo. Mỗi nghề nhất định sẽ bao gồm những nhiệm vụ  cụ thể. Trong mỗi nhiệm vụ sẽ có những công việc  phải thực hiện. Tương ứng với mỗi công việc, người lao động cần phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ, phương tiện, dụng cụ nhất định để đảm bảo thực hiện tốt. Và tiêu chuẩn hoàn thành công việc cũng được xác định để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá. Quy trình áp dụng phương pháp DACUM xây dựng chương trình đào tạo với các bước cơ bản: Xác định và phân tích nghề để phát triển chương trình đào tạo. Tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường lao động và các vấn đề liên quan như nguồn lực, điều kiện pháp lý để có cơ sở xác định đào tạo những nghề nghiệp phù hợp; Lập kế hoạch phát triển chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu, thời gian, nhân sự, tài chính; Phân tích những nghề mà Trường đào tạo, đây là hoạt động cơ bản của việc áp dụng DACUM; Thiết kế chương trình đào tạo chú trọng đến việc phát triển năng lực.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã đã tiến hành khảo sát, đóng góp ý kiến về năng lực nghề nghiệp, vị trí việc làm, lực lượng lao động của ngành nghề Kỹ thuật phần mềm, ngành Quản trị kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp, nhà quản lý và những người lao động lành nghề mô tả nghề của họ, mô tả những công việc mà những người lao động lành nghề thực hiện, khối lượng kiến thức, kỹ năng thái độ, năng lực cần thiết cho từng vị trí việc làm; phân tích đánh giá thực trạng nghiệp vụ của nghề Kỹ thuật phần mềm, Quản trị Kinh doanh tại Việt Nam.

Sau một ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, các ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà doanh nghiệp, người lành nghề đã giúp trường Đại học Thủ Dầu Một áp dụng tinh thần của phương pháp Dacum làm cơ sở để xây dựng và cải tiến chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm, ngành Quản trị kinh doanh. Hội thảo thành công được xem là bước khởi chính xác mục tiêu mà trường đang hướng tới là đáp ứng chuẩn AUN-QA. 
DACUM là chữ viết tắt của Design A Curriculum, nghĩa là “Thiết kế chương trình đào tạo”. Phương pháp DACUM được đề xuất từ năm 1968 tại British Columbia, Canada và áp dụng phổ biến từ những năm 1990 tại Canada và Hoa Kỳ như một cách tiếp cận mới trong xây dựng, phát triển các chương trình dạy nghề dựa trên việc mô tả và phân tích công việc.
Triết lý của phương pháp DACUM là: 1) Những người công nhân lành nghề có thể mô tả nghề của họ chính xác hơn bất kỳ ai khác; 2) Cách hữu hiệu để định nghĩa một nghề là mô tả những công việc mà các công nhân lành nghề của nghề đó thực hiện; 3) Mọi công việc đều đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng, dụng cụ và thái độ nhất định để có thể thực hiện được.

TS. Ngô Hồng Điệp phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp đến trao đổi đổi về năng lực nghề nghiệp, vị trí việc làm, thiết kế chương trình đạo tạo theo phương pháp DACUM cho khối ngành KTPM và QTKD


TS. Nguyễn Thanh Thủy – Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quản lý tiên tiến (TCAM) thuộc ĐHQG Tp.HCM chia sẻ kinh nghiệm triển khai xây dựng CTĐT theo phương pháp DACUM

Đại biểu tham dự hội thảo phát biểu đóng góp ý kiến

Các ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà doanh nghiệp, người lành nghề đã giúp trường ĐHTDM áp dụng tinh thần của phương pháp Dacum làm cơ sở để xây dựng và cải tiến chương trình đào tạo ngành KTPM và QTKD
BBT


Bài đăng cùng chủ đề

Sinh hoạt chuyên đề “Toán học và ứng dụng năm 2024” 23/04/2024 4:38:55 PM — 212
Ngày 23/04/2024, Chương trình đào tạo (CTĐT) Toán học thuộc khoa Sư phạm, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức buổi sinh hoạt học thuật dành cho CB-GV, sinh viên với chủ đề “Toán học và ứng dụng năm 2024”.
Làm sao để cải thiện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh hiệu quả 22/04/2024 3:50:23 PM — 207
Nhằm tạo động lực và chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm cải thiện hai kỹ năng nghe – nói tiếng Anh hiệu quả, ngày 21/4/2024, Câu lạc bộ tiếng Anh – trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức talkshow với chủ đề “Strategies for improving speaking and listening skill”.
Nâng cao kỹ năng xây dựng video bài giảng cho giảng viên 16/04/2024 4:35:18 PM — 304
Diễn ra trong hai ngày 15 và 16/04/2024, khóa tập huấn Nâng cao kỹ năng xây dựng video bài giảng cho giảng viên nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng bài giảng video theo mô hình đầu tư phòng thu studio; kỹ năng quay bài giảng; cách thức sử dụng phần mềm xử lý âm thanh, hình ảnh và biên tập bài giảng.
Cùng tìm hiểu khối ngành Ngoại ngữ tại trường Đại học Thủ Dầu Một 08/04/2024 2:24:57 PM — 287
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, lợi thế về ngoại ngữ sẽ gia tăng sức cạnh tranh cho các bạn trẻ trong công việc và mở ra nhiều cơ hội thú vị cho cuộc sống. Trong 15 năm từ lúc bắt đầu đào tạo bậc đại học, với kinh nghiệm và những thế mạnh đã được khẳng định, các nhóm ngành ngoại ngữ của trường luôn dẫn đầu về thu hút sinh viên, luôn có sự hỗ trợ, đồng hành đều đặn của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước, đồng thời luôn có thị trường lao động ổn định sau tốt nghiệp.
Lê Thị Thu Hiền giành giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Trung mùa đầu tiên  07/04/2024 12:01:03 PM — 397
Sáng ngày 06/04/2024, vòng chung kết Cuộc thi Hùng biện tiếng Trung năm 2024 đã diễn ra với sự tranh tài của 10 thí sinh với chủ đề “Tiếng Trung và sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc”. Sinh viên Lê Thị Thu Hiền đã xuất sắc dành ngôi vị Quán quân cuộc thi.
Ấn tượng khả năng hùng biện tiếng Anh của SV khối ngành Ngoại ngữ 05/04/2024 3:40:40 PM — 537
Tiếp nối thành công các năm trước, cuộc thi Hùng biện tiếng Anh khoa Ngoại ngữ năm 2024 do Câu lạc bộ tiếng Anh (TESC – Dreamers) trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức với chủ đề “Empower yourself” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ bởi khả năng hùng biện của các thí sinh tham dự.
Sức hút của khối ngành Kỹ thuật công nghệ tại trường Đại học Thủ Dầu Một 03/04/2024 4:25:32 PM — 1276
Mùa tuyển sinh đại học chính quy 2024, trường Đại học Thủ Dầu Một tuyển sinh 40 ngành đào tạo. Trong đó, khối ngành kỹ thuật công nghệ của trường luôn tạo ra sức hút mạnh đối với thí sinh, chiếm số lượng hồ sơ xét tuyển lớn trong mỗi mùa tuyển sinh.
Họp thẩm định CTĐT Khoa học Vật liệu 29/03/2024 5:48:32 PM — 333
Ngày 28/03/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức buổi họp thẩm định chương trình đào tạo (CTĐT) Khoa học vật liệu, mã ngành 7440102.
Từ 01/04/2024: Chính thức nhận hồ sơ xét tuyển đại học sớm 29/03/2024 10:36:30 AM — 706
Từ ngày 01/04 đến ngày 25/06/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét học bạ và xét tuyển học sinh giỏi.
Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố phương án tuyển sinh năm 2024 15/03/2024 12:58:32 PM — 3603
Ngày 14/03/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024. Theo đó, bậc đại học chính quy tuyển sinh với 40 ngành học thuộc nhiều lĩnh vực, với 4 phương thức xét tuyển.