TIN TỨC

Phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường ĐH Thủ Dầu Một

26/01/2024 08:19 — 2455
Sáng ngày 25/01/2024, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo “Phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một. Tham dự và đóng góp các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo sau đại học của trường có bà Trương Thị Bích Hạnh - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Về phía trường Đại học Thủ Dầu Một có TS. Đoàn Ngọc Xuân – Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng, PGS. TS. Bành Quốc Tuấn – Giám đốc Viện Đào tạo Sau đại học, đại diện các đơn vị chức năng, cùng hơn 100 nhà khoa học, cán bộ giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên tham dự và đóng góp tham luận cho hội thảo.

Đào tạo sau đại học: Nhận diện hạn chế để phát triển

Từ năm 2015, trường Đại học Thủ Dầu Một bắt đầu đào tạo các khóa sau đại học. Đến nay, quy mô đào tạo đã phát triển với 11 ngành thạc sĩ (Lịch sử Việt Nam, Văn học Việt Nam, Công tác xã hội, Quản lý giáo dục, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Luật kinh tế, Khoa học môi trường, Hệ thống thông tin, Ngôn ngữ Anh) và 1 ngành tiến sĩ (Lịch sử Việt Nam). Đánh giá về hoạt động đào tạo sau đại học, các đại biểu cho rằng, trong thời gian qua, trường Đại học Thủ Dầu Một đã trở thành địa chỉ giáo dục uy tín, thu hút nhiều học viên tham gia học tập, nghiên cứu. Tuy nhiên, nhà trường cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nhu cầu thị trường, nhu cầu xã hội. Đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đào tạo sau đại học ngày càng gay gắt là một trong những thách thức mà trường Đại học Thủ Dầu Một đang đối mặt. Chính vì vậy, trường cần có các giải pháp khắc phục hạn chế, tăng khả năng cạnh tranh.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng cho biết, công tác đào tạo sau đại học luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng chung của trường cũng như góp phần hoàn thành các cam kết, khẳng định uy tín của nhà trường đối với xã hội. Tuy nhiên, để hoàn tất sứ mạng này, bậc đào tạo sau đại học còn một số hạn chế, cụ thể là về đội ngũ giảng viên cơ hữu có học hàm còn “mỏng”, công tác quảng bá thông tin liên quan tuyển sinh, đào tạo sau đại học chưa khai thác hết các nền tảng truyền thông để nhiều người biết đến; hạ tầng cơ sở, các tài nguyên cần thiết phục vụ cho đào tạo sau đại học đang từng bước hoàn thiện, chưa đáp ứng hết các yêu cầu của đào tạo sau đại học,... Từ thực tế này, hội thảo lần này không chỉ là một sự kiện nhằm tổng kết, đánh giá quá trình hình thành và phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường, mà còn là diễn đàn trao đổi một cách sâu sắc, nghiêm túc về thực trạng, hạn chế của công tác đào tạo bậc sau học tại trường. Qua đó, thấu hiểu hơn những khó khăn, thách thức mà trường đang phải đối mặt, đồng thời lắng nghe, tiếp nhận các ý kiến, đề xuất đến từ các chuyên gia, giảng viên, học viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của nhà trường.

Tại hội thảo các chuyên gia, các nhà khoa học đã có nhiều ý kiến đóng góp làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến phát triển đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một trong giai đoạn sắp tới, như: Công tác tuyển sinh sau đại học, công tác quản lý các chương trình đào tạo sau đại học, đổi mới mô hình quản trị sau đại học, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của bậc sau đại học, công tác kiểm định và hoạt động bảo đảm chất lượng đào tạo sau đại học,… Bên cạnh đó, hội thảo phân tích, nhận định những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện đề án mở các mã ngành đào tạo thạc sĩ mới, các ngành đào tạo tiến sĩ; đánh giá về thực trạng đội ngũ, cùng các nội lực của trường trong lộ trình thực hiện đào tạo trình độ tiến sĩ khối ngành kinh tế, lịch sử, quản lý giáo dục,…

Đóng góp nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học tại trường ĐH Thủ Dầu Một

Nhìn nhận về xu thế, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ sau đại học cũng như thế mạnh, hạn chế và thách thức của công tác đào tạo sau đại học tại trường Đại học Thủ Dầu Một, các đại biểu xác định đổi mới đào tạo sau đại học là vấn đề cấp thiết, nhất là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra ngày một sâu rộng. Tuy nhiên việc đổi mới, thay đổi cần được tiến hành cẩn trọng theo định hướng khoa học với những giải pháp cụ thể, có tính khả thi. Hội thảo đã dành thời gian tập trung thảo luận về mô hình quản trị sau đại học, định hướng đào tạo tiến sĩ khối ngành kinh tế; giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo và phục vụ cộng đồng; các giải pháp phát huy hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trong đào tạo sau đại học. Đồng thời, các tác giả tham luận, đại biểu tham dự cũng đề xuất một số kiến nghị góp phần xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững trong công tác đào tạo sau đại học tại trường Đại học Thủ Dầu Một với các cơ sở giáo dục đại học tại khu vực phía Nam và cả nước.

Phát biểu đóng góp định hướng cho hội thảo, bà Trương Thị Bích Hạnh – Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết, theo Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, đến năm 2030, các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có Bình Dương trở thành vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước. Để Bình Dương thực hiện được mục tiêu chiến lược theo Nghị quyết 24, bà Trương Thị Bích Hạnh nhấn mạnh, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định và trường Đại học Thủ Dầu Một có vai trò quan trọng đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Do vậy, thời gian tới, trường Đại học Thủ Dầu Một cần triển khai các giải pháp, như: tiếp tục triển khai có hiệu quả các ngành học là thế mạnh, chủ lực, tạo ra thương hiệu giáo dục của trường; phát triển đồng bộ các ngành học của trường phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường lao động, phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương thiếu hụt, như: lực lượng giáo viên các bậc học, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ sư xây dựng, kỹ sư môi trường,… Để đảm bảo phát triển hoạt động đào tạo sau đại học đáp ứng trước xu thế tự chủ, bà Trương Thị Bích Hạnh đề nghị, nhà trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong tỉnh trao đổi nhu cầu về nguồn nhân lực. Từ đó, đề xuất, xây dựng các chuyên ngành đào tạo mới, đào tạo theo địa chỉ; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác truyền thông trong việc quảng bá các ngành đào tạo đại học, sau đại học, xây dựng hình ảnh tích cực và thu hút sự quan tâm, từ đó thu hút tuyển sinh và khẳng định vị thế đào tạo sau đại học của Trường,... Đồng thời, phát huy vai trò là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của địa phương, trường Đại học Thủ Dầu Một cần chủ động tham mưu cho chính quyền trong việc xây dựng các chương trình đào tạo sau đại học phù hợp với công tác quy hoạch nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trong thời kỳ hội nhập; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ gắn với nhu cầu phát triển thực tiễn của địa phương, của vùng Đông Nam Bộ,…

Đồng quan với các nhận định về thực trạng công tác đào tạo sau đại học, cũng như các đề xuất giải pháp nâng cao năng lực phát triển hoạt động đào tạo sau đại học, TS. Đoàn Ngọc Xuân – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủ Dầu Một nhấn mạnh, công tác quản trị sau đại học cần phải được đổi mới một cách quyết liệt, toàn diện theo hướng số hóa – thông minh – hạnh phúc. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ triển khai thực hiện nhằm theo kịp với xu thế phát triển của nển giáo dục đại học Việt Nam nói chung, xu hướng phát triển của vùng Đông Nam Bộ, và của tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, TS. Đoàn Ngọc Xuân cũng đề xuất các nhóm giải pháp thúc đẩy sự phát triển của hoạt động đào tạo sau đại học, gồm: đẩy mạnh việc nghiên cứu, cấu trúc lại ngành học theo hướng hiện đại hóa, mở rộng liên thông, liên kết, đa dạng hóa các loại hình đào tạo; cải tiến, đổi mới nội dung chương trình đào tạo; kết nối với đội ngũ chuyên gia cùng đóng góp cho sự phát triển của nhà trường; đẩy mạnh công tác quảng bá, truyền thông có định hướng, thực chất, đảm bảo niềm tin, sự tín nhiệm của người học,… Tổng luận hội thảo, TS. Đoàn Ngọc Xuân trân trọng cảm ơn các đại biểu đã đóng góp các tham luận, cùng nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp cho hội thảo đã giúp trường Đại học Thủ Dầu Một có thêm những giải pháp ngắn hạn và dài hạn để nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học của nhà trường ngày càng tốt hơn, đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội, tăng cường khả năng cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Chủ đề hội thảo trình bày các nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng, và đề xuát các giải pháp phát triển công tác đào tạo bậc sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một

PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Hằng trình bày tham luận "Nâng cao chất lượng đào tạo SĐH tại trường Đại học Thủ Dầu Một"

PGS.TS Bành Quốc Tuấn trình bày về mô hình quản trị SĐH tại trường Đại học Thủ Dầu Một

Bà Trương Thị Bích Hạnh – Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu đóng góp các định hướng phát triển công tác SĐH của trường

TS. Đoàn Ngọc Xuân – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủ Dầu Một phát biểu tổng luận hội thảo

Hội thảo đã ghi nhận nhiều các giải pháp, khuyến nghị cho sự phát triển hoạt động đào tạo SĐH tại trường Đại học Thủ Dầu Một trong thời gian tới
BBT
 


Bài đăng cùng chủ đề

Vai trò của trường Đại học Thủ Dầu Một với công tác bồi dưỡng cán bộ, viên chức trên địa bàn tỉnh Bình Dương, vùng Đông Nam Bộ 02/01/2025 2:48:19 PM — 386
Tọa đàm quy tụ nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương, các tỉnh phía Nam nhằm trao đổi, thảo luận và chia sẻ các giải pháp giúp trường Đại học Thủ Dầu Một phát triển công tác bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Vùng Đông Nam Bộ.
Nâng cao chất lượng đào tạo khối ngành Kinh tế, Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ 27/12/2024 12:49:49 PM — 406
Một diễn đàn để các chuyên gia, nhà quản ý, các tổ chức doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và hiến kế những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khối ngành kinh tế, tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.
Vận dụng và phát triển sáng tạo luận điểm về vai trò của công nghiệp nặng đối với công nghiệp hóa XHCN của tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa XHCN trong quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam 21/12/2024 12:59:02 PM — 371
Là chủ đề tọa đàm nằm trong khuôn khổ đề tài Nhà nước KX.02.20/21-25 về “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đẩy mạnh Công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) thời kỳ đổi mới” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ đặc biệt quốc gia giai đoạn 2021 – 2025: “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (Giai đoạn từ năm 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045).
Sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đạt nhiều thành tích tại Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam 2024 16/12/2024 9:17:27 AM — 372
Từ ngày 11/12 đến 13/12/2024, tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã diễn ra Kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 33 (OLP’24) và Kỳ thi lập trình sinh viên Quốc tế ICPC Khu vực Châu Á năm 2024. Đội tuyển trường Đại học Thủ Dầu Một có 04 sinh viên tham gia và đạt 01 giải Nhì, 01 giả Ba, 01 giải Khuyến khích.
Hội thảo khoa học “Giá trị các tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” 14/12/2024 7:37:33 PM — 557
Là diễn đàn khoa học trao đổi, tổng kết những vấn đề lý luận thông qua các tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng thời, tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về các định hướng, chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay.
“Hợp tác phát triển khối ngành Y Dược đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ” 28/11/2024 7:52:53 PM — 819
Ngày 28/11/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hợp tác phát triển khối ngành Y Dược đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ”
Phát triển nông nghiệp thông minh theo hướng xanh, bền vững cho tỉnh Bình Dương 16/11/2024 9:53:57 PM — 707
Góp phần đóng góp các định hướng, giải pháp công nghệ giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, hướng tới phát triển bền vững nền nông nghiệp Bình Dương, sáng ngày 16/11/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Phát triển nông nghiệp thông minh theo hướng xanh, bền vững cho tỉnh Bình Dương.
AI – Cơ hội và thách thức đối với giáo dục đại học 16/11/2024 6:56:21 PM — 705
Là diễn đàn khoa học do trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức nhằm trao đổi, gợi mở định hướng nghiên cứu về AI cùng những cơ hội và thách thức trong đổi mới giáo dục đại học, đặc biệt là chia sẻ các giải pháp nhằm khai thác những cơ hội mà AI mang lại đáp ứng sự phát triển của giáo dục đại học, nhất là trong giáo dục đào tạo ngành luật của các trường đại học hiện nay.
Khai mạc Chuỗi sự kiện khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo TDMU năm 2024 16/11/2024 4:34:50 PM — 778
Sáng ngày 16/11/2024, tại trường Đại học Thủ Dầu Một đã diễn ra nhiều sự kiện hội thảo, tọa đàm, triển lãm về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nông nghiệp, sản xuất thông minh, công nghệ xanh, ký kết với các đối tác doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và chuyển giao tri thức,…
Tổ chức thành công hội thảo quốc tế “Tài nguyên và môi trường bền vững hướng tới thành phố thông minh” lần thứ XIV 15/11/2024 5:25:28 PM — 744
Ngày 15/11/2024, tại trường Đại học Thủ Dầu Một đã diễn ra hội thảo khoa học Quốc tế Quản lý và Công nghệ xanh IFGTM lần thứ XIV - năm 2024 với chủ đề “Tài nguyên và môi trường bền vững hướng tới thành phố thông minh”. Hội thảo do trường Đại học Thủ Dầu Một và Mạng lưới Nghiên cứu Quản lý và Công nghệ xanh (CGTMR) phối hợp tổ chức.