TIN TỨC

Giải pháp phát triển bền vững ngành gỗ tỉnh Bình Dương trong bối cảnh kinh tế xanh

26/01/2024 14:14 — 2143
Là chủ đề tọa đàm khoa học do Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức vào ngày 24/01/2024, thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ thuộc khu vực Nam Bộ.

Chia về thực trạng phát triển ngành gỗ của tỉnh Bình Dương hiện nay, bà Phan Thị Hoàng Diệu – Giám đốc Công ty TNHH gỗ Phan Hoàng Gia cho biết, tỉnh Bình Dương được xem là “thủ phủ” ngành gỗ khi chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước. Bình Dương hiện có hơn 1.200 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp trong nước và hơn 300 doanh nghiệp nước ngoài. Ngành chế biến gỗ cũng là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Dương, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất tỉnh. Tuy nhiên, chịu tác động chung với khó khăn của ngành gỗ Việt Nam khi thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh tại các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc,… Đồng thời, tác động kéo dài của dịch bệnh, xung đột địa chính trị diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, giá nguyên liệu, vật tư đầu vào, phí nhân công cao,… Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ tại tỉnh Bình Dương đang nỗ lực tìm kiếm hướng đi mới, các giải pháp phát triển bền vững cho ngành.

Nhận diện và đánh giá những khó khăn, thách thức của thị trường xuất khẩu gỗ trong nước, của tỉnh Bình Dương, các đại biểu đã trao đổi, bàn thảo các giải pháp mở rộng kết nối thị trường, thúc đẩy tăng trưởng của xuất khẩu ngành gỗ trong bối cảnh kinh tế xanh, như: các doanh nghiệp chủ động phát triển các dòng sản phẩm mới để đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng tại các thị trường tiềm năng; các Hiệp hội và doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và tổ chức chuỗi hội chợ triển lãm trong ngành gỗ để giới thiệu các sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất, các sản phẩm gỗ; thúc đẩy thương mại điện tử cho các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ; nâng cao nhận thức của cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh,…

Mặt khác, hiện nay, nghề gỗ và ngành công nghiệp gỗ của nước ta nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng đang đứng trước thách thức rất lớn về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Ông Phạm Xuân Hòa – Giám đốc Công ty TNHH gỗ An Hòa Phát cho biết, lực lượng lao động chế biến gỗ chủ yếu là lao động phổ thông, trong khi đó trình độ kỹ sư, cử nhân hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động ngành gỗ. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành gỗ, các cơ sở đào tạo nghề, đào tạo kỹ sư gỗ cần xây dựng chương trình đào tạo ngành kỹ nghệ gỗ, nhằm hướng tới đào tạo nguồn nhận lực đáp ứng đúng đòi hỏi của doanh nghiệp về chuyên môn nghề nghiệp và năng lực sáng tạo. Đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo, thực tập – kiến tập nâng cao tay nghề của đội ngũ kỹ sư gỗ,… Cũng tại buổi tọa đàm, bà Phan Thị Hoàng Diệu, ông Nguyễn Xuân Hòa bày tỏ mong muốn phát triển nhiều chương trình hợp tác với trường Đại học Thủ Dầu Một trong các hoạt động tiếp nhận sinh viên đến nhà máy, xưởng sản xuất thăm quan, trải nghiệm, thực hành – thực tập; giúp sinh viên nâng cao kỹ năng tay nghề, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm, và khởi nghiệp từ ngành sản xuất, kinh doanh gỗ. 

Tọa đàm bàn về các giải pháp phát triển bền vững ngành gỗ tỉnh Bình Dương trong bối cảnh kinh tế xanh

Ông Phạm Xuân Hòa – Giám đốc Công ty TNHH gỗ An Hòa Phát chia sẻ về thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực của ngành gỗ

ThS. Trương Thị Thủy Tiên - Phó Giám đốc TT Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp trường ĐH Thủ Dầu Một trao đổi về chương trình kết nối thực tập cho sinh viên tại các doanh nghiệp gỗ
BBT



Bài đăng cùng chủ đề

Tọa đàm khoa học “Phương pháp tư liệu và nghiên cứu khoa học về Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc” 30/10/2024 6:05:38 PM — 893
Sáng ngày 30/10/2024, Viện Nghiên cứu phát triển Vùng Đông Nam Bộ trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Phương pháp tư liệu và nghiên cứu khoa học về Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc”.
Nghiệm thu thành công đề tài cấp Quốc gia “Nghiên cứu công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô” 15/10/2024 4:05:07 PM — 1063
Đề tài cấp Quốc gia ĐTĐL.CN – 15/19: “Nghiên cứu công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô” do PGS.TS Hoàng Xuân Niên làm chủ nhiệm, trường Đại học Thủ Dầu Một đơn vị chủ trì đề tài đã được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu thành công.
Sinh hoạt học thuật “Nghiệp vụ Logistics trong xuất - nhập khẩu” 14/10/2024 9:31:11 AM — 2011
Giúp giảng viên và sinh viên tìm hiểu các quy trình xử lý hàng hóa thực tế tại các Cảng cạn và Cảng thủy nội địa, ngày 12/10/2024, Khoa Logistics và Quản lý công nghiệp thuộc trường Kinh tế Tài chính đã tổ chức buổi sinh hoạt học thuật với chủ đề: “Nghiệp vụ Logistics trong xuất - nhập khẩu”.
Hội thảo "Trách nhiệm của doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững" 08/10/2024 4:22:16 PM — 1036
Ngày 08/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương, Báo Thanh Niên phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội thảo “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững”.
Công nghệ sinh học và nông nghiệp thông minh 05/10/2024 8:34:21 PM — 1219
Chủ đề tọa đàm là diễn đàn để các nhà quản lý và khoa học trao đổi, thảo luận, công bố các nghiên cứu ứng dụng mới về công nghệ sinh học và nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh chuyển đổi số.
Tự chủ đại học trong cơ sở giáo dục đại học: Thực tiễn và giải pháp 20/09/2024 5:16:34 PM — 2444
Là chủ đề diễn đàn khoa học nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuyên gia, nhà khoa học, đặc biệt là các nhà giáo dục có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản trị đại học. Qua đó, giúp trường Đại học Thủ Dầu Một xác định được mục tiêu, tầm nhìn, định hướng chiến lược, với các lộ trình và giải pháp cụ thể để làm nền tảng xây dựng chính sách cho hoạt động tự chủ đại học.
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đối với trường đại học định hướng ứng dụng 08/08/2024 4:20:52 PM — 3043
Là diễn đàn khoa học kết nối các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong nước và quốc tế chia sẻ thành tựu nghiên cứu, đóng góp, hiến kế cho trường Đại học Thủ Dầu Một trên các phương diện quan điểm, chính sách, giải pháp phát triển khoa học công nghệ theo định hướng ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học.
Nghiên cứu nhanh: Tiếp cận dưới góc độ phương pháp và hiệu quả 15/07/2024 4:31:25 PM — 3261
Tọa đàm khoa học được tổ chức để các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận về phương pháp nghiên cứu nhanh và tính hiệu quả của phương pháp này khi được áp dụng trong thực tiễn nghiên cứu, nhất là đối với công tác nghiên cứu, dự báo, tư vấn nhanh về các vấn đề mới.
Nền tảng WISE-IoT Platform cho phát triển ứng dụng AIoT 12/07/2024 3:15:02 PM — 2559
Ngày 12/07/2024, tại Trung tâm Sáng kiến Cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp (BIIC) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp với trường Đại học Việt - Đức, trường Đại học Bình Dương tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nền tảng WISE-IoT Platform cho phát triển ứng dụng AIoT”.
Nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh “Thực trạng và giải pháp đối với tăng, ni cư trú và hoạt động tôn giáo ngoài tự viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương” 12/07/2024 11:49:13 AM — 2559
Ngày 11/7/2024, tại Trung tâm Sáng kiến Cộng đồng và Hỗ trợ Khởi nghiệp tỉnh Bình Dương, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương tổ chức nghiệm thu đề tài “Thực trạng và giải pháp đối với tăng, ni cư trú và hoạt động tôn giáo ngoài tự viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.