TIN TỨC

Hội thảo khoa học “Nam bộ từ năm 1698 đến nay qua nghiên cứu của người nước ngoài”

31/08/2017 06:44 — 4048
Ngày 25/8/2017, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công hội thảo khoa học với chủ đề “Nam bộ từ năm 1698 đến nay qua nghiên cứu của người nước ngoài”. Hội thảo quy tụ hơn 60 báo cáo chất lượng của các nhà khoa học, cán bộ giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên,… đến từ các cơ quan nghiên cứu, trường đại học trong cả nước. Trong đó, Hội đồng khoa học đã chọn ra 40 tham luận đăng trong kỷ yếu hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biêu tham dự đã lắng nghe các báo cáo tham luận tiêu biểu, thể hiện những kết quả nghiên cứu chuyên sâu và quan trọng về lịch sử Nam bộ dựa trên những tư liệu quý giá được ghi chép, lưu giữ lại của các tác giả người nước ngoài. Cụ thể, TS. Huỳnh Ngọc Đáng – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương đã trình bày tham luận “Những tài liệu quan trọng viết về Nam bộ của các tác giả người Pháp” đã giới thiệu về “hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, tính chất, tóm tắt về nội dung và giá trị, ý nghĩa lịch sử, khoa học” các công trình nghiên cứu của người Pháp. Tham luận “Lịch sử Nam bộ qua một số công trình nghiên cứu nước ngoài” của nhóm tác giả TS.Trần Hạnh Minh Phương và ThS. Phạm Văn Thịnh – Đại học Thủ Dầu Một, đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về lịch sử Nam Bộ của các học giả nước ngoài từ năm 1698 - 1975 theo ba giai đoạn: thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn (1698 - 1859), thời Pháp thuộc (1859 - 1954) và thời kỳ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975), căn cứ trên các khía cạnh: quan điểm, phương pháp, nguồn tư liệu và đối tượng nghiên cứu. Tham luận “Sách địa chí Nam kỳ đầu thế kỷ XX” của ThS. Nguyễn Thanh Lợi – Trường Cao đẳng Sư phạm TW Tp.Hồ Chí Minh, điểm luận nội dung 23 cuốn sách địa chí bằng tiếng Pháp về các tỉnh Nam Kỳ thuộc dự án Địa lý học: tự nhiên, kinh tế và lịch sử Nam kỳ do Hội Nghiên cứu Đông Dương khởi xướng.

Bám sát nội dung hội thảo, Ban tổ chức đã lựa chọn 08 báo cáo tham luận trình bày tại 02 tiểu ban chuyên sâu. Cụ thể:

Tiểu ban 1 với chủ đề “Nam bộ từ 1698 đến giữa thế kỷ XIX qua nghiên cứu của người nước ngoài”, các bài viết tham luận đề cập đến vùng đất Nam Bộ dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn bao gồm công cuộc khẩn hoang, chế độ sở hữu ruộng đất, hoạt động thương mại, chính sách văn hóa, như: Những hoạt động ngoại thương tiêu biểu của thương cảng Hà Tiên (thế kỷ XVII - XVIII) tiếp cận từ tài liệu nước ngoài; chính sách văn hóa của vua Minh Mạng đối với vùng đất Nam Bộ quá cách nhìn của học giả Hàn Quốc Choi Byung Wook; Tư hữu ruộng đất ở Nam Bộ dưới thời vua Minh Mạng qua nghiên cứu của tác giả Choi Byung Wook trong cuốn “Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng”… Theo các tác giả, những nghiên cứu của người nước ngoài đã mô tả, phân tích, lý giải được những thành tựu nhất định của chúa Nguyễn và triều Nguyễn về công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích canh tác về phía Nam, “coi trọng việc đạt tới mục đích chủ yếu là gia tăng nền sản xuất nông nghiệp quốc dân và nguồn lợi thu thuế của nhà nước khi để cho giai cấp địa chủ và chế độ tư hữu lớn về ruộng đất phát triển”, phát triển hoạt động ngoại thương, mở rộng các cơ sở giáo dục, khuyến khích tuyển chọn người tài cho bộ máy nhà nước.

Tiểu ban 2 có chủ đề “Nam bộ giữa thế kỷ XIX đến nay qua nghiên cứu của người nước ngoài”, các tham luận đề cập đến những nghiên cứu của người Pháp về vùng đất Nam bộ thời thuộc Pháp. Các tham luận xoay quanh các vấn đề những thay đổi của vùng đất Nam bộ khi Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa: tổ chức làng xã, hệ thống chợ và hoạt động thương mại, các đô thị mang dáng dấp phương Tây, sự xuất hiện của cây công nghiệp (cây cao su), các phong trào kháng Pháp. Qua những điểm luận của các tác giả tham luận cho thấy phần lớn những nghiên cứu của người Pháp theo hướng tiếp cận lịch sử xã hội, đề cập sự chuyển biến của làng xã Nam bộ vốn là một thiết chế xã hội cổ truyền có đầy đủ những chức năng như một nhà nước thu nhỏ trở thành một mắt xích, một đơn vị hành chính trực thuộc sự quản lý của nhà nước. Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài được giới sử học xem là những khảo cứu công phu có giá trị học thuật mà ngày nay khi nghiên cứu vùng đất Nam bộ thời thuộc Pháp chúng ta không thể không tham khảo những công trình này.

Những kết quả nghiên cứu được công bố, trao đổi tại hội thảo đã góp phần cung cấp nguồn tư liệu lịch sử phục vụ công tác triển khai thực hiện đề án nghiên cứu khoa học về Đông Nam bộ, góp phần xây dựng trung tâm học liệu và chủ trương mở ngành Đông Nam bộ của Nhà trường.  Bên cạnh việc giúp cho cán bộ giảng viên và sinh viên Nhà trường được tiếp cận những thành quả và kinh nghiệm trong nghiên cứu lịch sử của các học giả nước ngoài, những gợi mở, kiến nghị, đề xuất tại hội thảo sẽ mở rộng tầm nhìn, đem lại cảm hứng nghiên cứu và giảng dạy cho giảng viên - sinh viên khối ngành KHXH.

TS Trần Hạnh Minh Phương - Phó Trưởng khoa Sử báo cáo đề dẫn tại hội thảo

TS Nguyễn Văn Thủy - Trưởng khoa Sử, ĐH Thủ Dầu Một điều hành Tiểu ban 1


Các học giả tại Tiểu ban 2

BTC hội thảo và đại biểu khách mời

 
BBT

Bài đăng cùng chủ đề

Tiến bộ về trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục đại học 22/03/2024 4:38:38 PM — 400
Là chủ đề diễn đàn khoa học do trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp với trường Đại học West Visayas State (Philipines) tổ chức vào ngày 22/03/2024. Hội thảo thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều nhà khoa học, diễn giả nghiên cứu, triển khai những ứng dụng AI trong nước và quốc tế trong phát triển hoạt động khoa học giáo dục đại học.
Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô 01/02/2024 3:45:12 PM — 463
Sáng ngày 01/02/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo khoa học “Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô” với sự tham dự của hơn 50 đại biểu theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc 31/01/2024 5:28:46 PM — 385
Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc diễn ra trong hai ngày 31/1 và 01/02/2024, hội thảo “Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc” do trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với các trường đại học Hàn Quốc, trường đại học Nhật Bản tổ chức.
Giải pháp phát triển bền vững ngành gỗ tỉnh Bình Dương trong bối cảnh kinh tế xanh 26/01/2024 2:14:41 PM — 680
Là chủ đề tọa đàm khoa học do Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức vào ngày 24/01/2024, thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ thuộc khu vực Nam Bộ.
Phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường ĐH Thủ Dầu Một 26/01/2024 8:19:26 AM — 663
Sáng ngày 25/01/2024, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo “Phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một. Tham dự và đóng góp các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo sau đại học của trường có bà Trương Thị Bích Hạnh - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Về phía trường Đại học Thủ Dầu Một có TS. Đoàn Ngọc Xuân – Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng, PGS. TS. Bành Quốc Tuấn – Giám đốc Viện Đào tạo Sau đại học, đại diện các đơn vị chức năng, cùng hơn 100 nhà khoa học, cán bộ giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên tham dự và đóng góp tham luận cho hội thảo.
Trí tuệ nhân tạo vạn vật kết nối cho các ứng dụng trong đời sống 25/01/2024 12:11:16 PM — 1644
Tiếp nối chuỗi hoạt động khoa học công nghệ bàn về những ứng dụng AI trong đời sống, ngày 24/01/2024, Viện Kỹ thuật công nghệ, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo vạn vật kết nối cho các ứng dụng trong đời sống”.
Công nghệ sinh học và hóa học: Từ nghiên cứu đến sản xuất 22/01/2024 11:34:32 AM — 499
Sáng ngày 20/01/2024, ngành Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Viện Phát triển ứng dụng đã tổ chức buổi sinh hoạt học thuật dành cho CB-GV, sinh viên với chủ đề “Công nghệ sinh học và hóa học: Từ nghiên cứu đến sản xuất”.
Tăng cường ứng dụng mô hình mô phỏng cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường 22/01/2024 11:20:56 AM — 735
Ngày 13/01/2024 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, chương trình Kỹ thuật môi trường (thuộc khoa Khoa học quản lý) tổ chức chuyên đề học thuật trực tuyến với nội dung: “Ứng dụng mô hình mô phỏng vào thiết kế và tối ưu công tác vận hành và kiểm soát ô nhiễm nước thải” (Applying stimulation models to design and optimize the operations and pollution control of wastewater). Chuyên đề do ông Nguyễn Anh Thắng – chuyên gia công ty Aquadata Abwassertechnik GmbH, Nidersachsen, Cộng hòa liên bang Đức, làm diễn giả chính. Đây là một trong những công ty hàng đầu tại Đức chuyên thiết kế các phần mền, mô hình mô phỏng, các giải pháp thông minh phục vụ cho các ngành thuộc lĩnh vực môi trường.
Hội thảo “Những tiến bộ trong nghiên cứu và lâm sàng trong xương khớp” 17/01/2024 4:43:33 PM — 776
Sáng ngày 17/1/2024, khoa Y – Dược trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với Hội Khoa học sức khoẻ Bình Dương tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Những tiến bộ trong nghiên cứu và lâm sàng trong xương khớp”.
Hiểu xã hội bằng các phương pháp vật lý 31/12/2023 11:37:58 AM — 643
Làm cách nào để có thể hiểu được hành vi của con người và các tương tác xã hội là một câu hỏi thường trực của các nhà khoa học xã hội. Tuy nhiên, ít người biết rằng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cụ thể là vật lý học, các nhà nghiên cứu cũng tìm cách trả lời câu hỏi trên thông qua các phương pháp vật lý…