TIN TỨC

Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng thực hành, thực tập sinh viên ngành Công tác xã hội”

18/09/2016 18:06 — 5596
Bàn về những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội, hội thảo đã quy tụ nhiều chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy và làm công tác xã hội tại các tổ chức, các cơ sở xã hội trong và ngoài Tỉnh.

Ngày 10/9/2016, Khoa Công tác xã hội (CTXH) tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng thực hành, thực tập sinh viên ngành Công tác xã hội”. Hội thảo là nơi gặp gỡ và trao đổi công tác chuyên môn giữa GV-SV và nhân viên CTXH trong và ngoài Tỉnh. Với sự tham dự của Lãnh đạo Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Bình Dương, trường Đại học Đà Lạt, giáo viên, nhân viên xã hội đến từ các cơ sở đào tạo và cơ sở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, hội thảo đã thật sự trở thành  một diễn đán mở trao đổi nhiều thông tin thiết thực về chuyện nghề và những định hướng phát triền cho sinh viên trong tương lai.

Trên cơ sở 4 tham luận được chọn trình bày trong hội thảo, các đại biểu tham dự đã mở rộng thảo luận xoay quanh các chủ đề về nhu cầu kiểm huấn viên (KHV) cơ sở, vai trò của KHV cơ sở, các mô hình kiểm huấn trên thế giới và Việt Nam và kinh nghiệm kiểm huấn của các KHV cơ sở.

Báo cáo tham luận “Thực trạng công tác triển khai thực hành, thực tập tại khoa CTXH, trường Đại học Thủ Dầu Một” do ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm – phó trưởng khoa CTXH trình bày bao gồm các nội dung liên quan đến thực tiễn triển khai thực hành, thực tập cho sinh viên, những thuận lợi và hạn chế trong công tác triển khai. Qua đó, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm đã đề xuất những phương án nhằm khắc phục những hạn chế. Cụ thể, về phía nhà trường nên có phương án hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị thực hành, thực tập ngành, khoa CTXH cần có chương trình bồi dưỡng hàng năm cho giảng viên và cán bộ tại cơ sở thực tập. Bên cạnh đó, bản thân mỗi sinh viên cũng cần chủ động trong việc tự tạo môi trường  thực hành các kiến thức, kỹ năng mọi lúc mọi nơi.

ThS. Nguyễn Hữu Tân với báo cáo “Kiểm huấn Công tác xã hội: tổng quan và áp dụng vào đào tạo thực hành Công tác xã hội ở Việt Nam” đã phát họa các mục tiêu, chức năng và mô hình kiểm huấn tiêu biểu. Đặc biệt, ThS. Nguyễn Hữu Tân cũng khẳng định sự linh hoạt trong cách lựa chọn các mô hình kiểm huấn sao cho phù hợp với KHV, sinh viên và thực tiễn tại Việt Nam.

Báo cáo “Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm huấn viên trong hướng dẫn thực hành, thực tập công tác xã hội tại các cơ sở” của ThS. Vũ Thị Minh Phương – giảng viên khoa CTXH, trường ĐH Lao động – Xã hội (Cơ sở 2). Tham luận đã nhấn mạnh vai trò của đội ngũ kiểm huấn viên trong đào tạo thực hành nghề CTXH, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng KHV như thiếu người hướng dẫn, số lượng đối tượng quá ít, thiếu chỗ cho sinh viên thực hành thực tập, thời gian thực hành thực tập chưa phù hợp, sinh viên yếu kỹ năng và thụ động,….Từ đó, ThS Vũ Thị Minh Phương cũng đề xuất những giải pháp bao gồm: xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành thực tập nhằm nâng cao số lượng KHV, tập huấn cho kiểm huấn viên tại cơ sở, tăng cường trao đổi thông tin giữa kiểm huấn viên và các cơ sở đào tạo, xây dựng cơ chế phối hợp với cơ sở, trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội và cơ sở đào tạo và tăng cường các hoạt động đánh giá đội ngũ KHV.

Trong tham luận thứ tư, ThS. Lê Chí An đã phát họa chân dung người KHV qua những mong đợi của sinh viên trong báo cáo “Thực tập Công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay”. Những số liệu thống kê của ThS. Lê Chí An một lần nữa khẳng định vai trò của KHV trong công tác đào tào nhân lực ngành CTXH theo định hướng chuyên môn hóa.

Bên cạnh 4 bài tham luận được trình bày, Hội thảo cũng nhận được rất nhiều những chia sẻ về những khó khăn, những kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn, điều phối hoạt động CTXH và thực tiễn thực hành, thực tập của sinh viên khoa CTXH, trường ĐH Thủ Dầu Một. Cụ thể, với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác kiểm huấn và giao lưu, học hỏi nhiều mô hình của các trường đại học trên thế giới, ThS. Nguyễn Hữu Tân đã nhận định: “Ở trường Đại học Thủ Dầu Một có chương trình thực tập cuối khóa, nâng tổng số giờ thực hành lên, rất phù hợp với chuẩn CDIO của trường. Ngoài ra, để có sự thống nhất và đáp ứng nhu cầu thực hành, thực tập của sinh viên, cơ sở xã hội, cơ sở đào tạo và cộng đồng thì các bên cần ngồi lại với nhau để cùng xây dựng chương trình thực hành, thực tập phù hợp với thế mạnh của trường và các bên liên quan”. Sinh viện Phạm Thụy Thùy Trâm, lớp D14XH02 qua quá trình thực hành CTXH cá nhân cũng chia sẻ những khó khăn của mình: “Em gặp rất nhiều khó khăn trong lúc chọn cơ sở thực tập, cụ thể là ở Bình Dương không có nhiều cơ sở xã hội và chúng em không biết nhiều về các cơ sở. Vì vậy mà em mong trước lần thực tập kế tiếp, chúng em có một buổi được nghe giới thiệu về các cơ sở xã hội để chúng em dễ dàng lựa chọn cơ sở thực tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình”.

Trình bày kết luận hội nghị, PGS.TS Nguyễn An Lịch – cố vấn khoa CTXH đã khẳng định vị trí, vai trò thực hành, thực tập trong đào tạo CTXH. PGS.TS cũng đặt ra nhiều câu hỏi: “Thực tập cuối khóa cần chú ý đạt kết quả thế nào? Mức độ lượng giá như thế nào? Mối liên hệ giảng viên, kiểm huấn, cơ sở, sinh viên như thế nào là phù hợp? Các cơ sở đào tạo, cơ sở xã hội,.. có tạo thành mạng lưới thống nhất không?” gợi mở nhiều nội dung cần tìm hiểu sâu hơn trong những hội thảo liên quan đến vấn đề thực hành, thực tập của SV ngành CTXH nói chung và SV trường ĐH Thủ Dầu Một nói riêng.
 
Đại biểu tham dự hội thảo với tinh thần cởi mở, chia sẻ những vấn đề thực tiễn về ngành Công tác xã hội

Các GV- CB  ngành CTXH và SV cùng chia sẻ mục tiêu chung vì sự tiến bộ của xã hội Việt Nam hiện đại 

.Tin:  Phạm Thụy Thùy Trâm -  Ảnh:  Nguyễn Thanh Nhạc

Bài đăng cùng chủ đề

Tiến bộ về trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục đại học 22/03/2024 4:38:38 PM — 370
Là chủ đề diễn đàn khoa học do trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp với trường Đại học West Visayas State (Philipines) tổ chức vào ngày 22/03/2024. Hội thảo thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều nhà khoa học, diễn giả nghiên cứu, triển khai những ứng dụng AI trong nước và quốc tế trong phát triển hoạt động khoa học giáo dục đại học.
Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô 01/02/2024 3:45:12 PM — 439
Sáng ngày 01/02/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo khoa học “Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô” với sự tham dự của hơn 50 đại biểu theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc 31/01/2024 5:28:46 PM — 371
Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc diễn ra trong hai ngày 31/1 và 01/02/2024, hội thảo “Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc” do trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với các trường đại học Hàn Quốc, trường đại học Nhật Bản tổ chức.
Giải pháp phát triển bền vững ngành gỗ tỉnh Bình Dương trong bối cảnh kinh tế xanh 26/01/2024 2:14:41 PM — 663
Là chủ đề tọa đàm khoa học do Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức vào ngày 24/01/2024, thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ thuộc khu vực Nam Bộ.
Phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường ĐH Thủ Dầu Một 26/01/2024 8:19:26 AM — 645
Sáng ngày 25/01/2024, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo “Phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một. Tham dự và đóng góp các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo sau đại học của trường có bà Trương Thị Bích Hạnh - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Về phía trường Đại học Thủ Dầu Một có TS. Đoàn Ngọc Xuân – Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng, PGS. TS. Bành Quốc Tuấn – Giám đốc Viện Đào tạo Sau đại học, đại diện các đơn vị chức năng, cùng hơn 100 nhà khoa học, cán bộ giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên tham dự và đóng góp tham luận cho hội thảo.
Trí tuệ nhân tạo vạn vật kết nối cho các ứng dụng trong đời sống 25/01/2024 12:11:16 PM — 1621
Tiếp nối chuỗi hoạt động khoa học công nghệ bàn về những ứng dụng AI trong đời sống, ngày 24/01/2024, Viện Kỹ thuật công nghệ, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo vạn vật kết nối cho các ứng dụng trong đời sống”.
Công nghệ sinh học và hóa học: Từ nghiên cứu đến sản xuất 22/01/2024 11:34:32 AM — 490
Sáng ngày 20/01/2024, ngành Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Viện Phát triển ứng dụng đã tổ chức buổi sinh hoạt học thuật dành cho CB-GV, sinh viên với chủ đề “Công nghệ sinh học và hóa học: Từ nghiên cứu đến sản xuất”.
Tăng cường ứng dụng mô hình mô phỏng cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường 22/01/2024 11:20:56 AM — 725
Ngày 13/01/2024 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, chương trình Kỹ thuật môi trường (thuộc khoa Khoa học quản lý) tổ chức chuyên đề học thuật trực tuyến với nội dung: “Ứng dụng mô hình mô phỏng vào thiết kế và tối ưu công tác vận hành và kiểm soát ô nhiễm nước thải” (Applying stimulation models to design and optimize the operations and pollution control of wastewater). Chuyên đề do ông Nguyễn Anh Thắng – chuyên gia công ty Aquadata Abwassertechnik GmbH, Nidersachsen, Cộng hòa liên bang Đức, làm diễn giả chính. Đây là một trong những công ty hàng đầu tại Đức chuyên thiết kế các phần mền, mô hình mô phỏng, các giải pháp thông minh phục vụ cho các ngành thuộc lĩnh vực môi trường.
Hội thảo “Những tiến bộ trong nghiên cứu và lâm sàng trong xương khớp” 17/01/2024 4:43:33 PM — 768
Sáng ngày 17/1/2024, khoa Y – Dược trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với Hội Khoa học sức khoẻ Bình Dương tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Những tiến bộ trong nghiên cứu và lâm sàng trong xương khớp”.
Hiểu xã hội bằng các phương pháp vật lý 31/12/2023 11:37:58 AM — 634
Làm cách nào để có thể hiểu được hành vi của con người và các tương tác xã hội là một câu hỏi thường trực của các nhà khoa học xã hội. Tuy nhiên, ít người biết rằng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cụ thể là vật lý học, các nhà nghiên cứu cũng tìm cách trả lời câu hỏi trên thông qua các phương pháp vật lý…