TIN TỨC

Từ ISW đến lan tỏa triết lý giáo dục hòa hợp, tích cực

12/05/2017 12:03 — 5754
Din ra vào tun qua, ta đàm “Tiếp cận kỹ năng giảng dạy tích cực qua mô hình ISW của Canada cho giảng viên theo hướng chuyên nghiệp” đã thu hút sự tham dự ca hơn 200 đại biểu. Tham gia chương trình có lãnh đo Sở Khoa học Công nghệ, Sở Giáo dc và Đào to tỉnh Bình Dương và các tnh lân cn, lãnh đo trưng ĐH KHXH&NV Tp.HCM, Đi hc Sư phm Tp.HCM; các trưng đi hc, cao đng, TH chuyên nghip, THPT trên đa bàn Tnh. Sự quan tâm ca các nhà giáo dc về chủ đề ca ta đàm đã minh chng cho tính cn thiết phi tiếp cn vi các phương pháp ging dy mi mang li hiu quả cao trong đào to ngun nhân lc.

Giảng dạy tích cực theo ISW
 

Tại tọa đàm, TS Andrew Marchand – chuyên gia về phương pháp giảng dạy thuộc ĐH Victoria, Canada, cùng các chuyên gia của trường Đại học Thủ Dầu Một đã giới thiệu về chương trình tập huấn kỹ năng giảng dạy ISW. Viết tắt của Instructional skills workshop, ISW khởi đầu năm 1978 từ các trường đại học, cao đẳng cộng đồng tại Canada nhằm giải quyết thực trạng nhiều giảng viên có trình độ chuyên môn nhưng lai thiếu kỹ năng giảng dạy. Đến nay, chương trình này đã lan tỏa đến hơn 30 nước trên thế giới. Qua việc hướng dẫn và vận dụng cách thiết kế bài giảng theo 2 mô hình Boppps và Card, ISW cung cấp cơ hội thực hành và cải thiện kỹ năng giảng dạy cho người tham dự từ 3 bài giảng nhỏ và từ những ý kiến đóng góp, phản hồi của các học viên khác. Mô hình Boppps dựa trên thuyết hành vi, mô hình Card dựa trên thuyết kiến tạo, hai mô hình với những thế mạnh riêng đã bao quát cả 3 lĩnh vực mà người học cần đạt được là kiến thức – kỹ năng – thái độ.

Tại Đại học Thủ Dầu Một, chương trình tập huấn ISW đã được triển khai từ năm 2015 với 12 giảng viên nguồn ban đầu do chuyên gia Andrew trực tiếp huấn luyện. Từ năm 2016, chương trình ISW được triển khai cấp trường trong 10 đợt, nâng số lượng giảng viên đã hoàn thành chương trình này lên 132 người. Không chỉ dừng lại ở đó, các giảng viên tham dự cấp trường đã về triển khai tại các khoa theo hướng tích hợp với đặc thù chuyên môn, đa dạng trong cách tổ chức nhưng vẫn giữ vững tinh thần của ISW là trải nghiệm giảng dạy dựa trên 2 mô hình thực tế Boppps, Card có sự tham gia đóng góp, cho và nhận phản hồi giữa các đồng nghiệp.

Hiệu quả của mô hình còn được minh chứng qua nhiều bài báo khoa học của giảng viên tại các hội thảo, hội nghị về phương pháp giảng dạy trong và ngoài trường. Đặc biệt là tại các hội thảo về CDIO, chương trình tập huấn ISW với 2 mô hình đặc trưng đã đáp ứng được các tiêu chuẩn của CDIO về nâng cao năng lực  giảng viên, đánh giá kết quả học tập cũng như kiểm soát đầu ra.

Giáo dc ly vic hc làm trung tâm” và triết lý giáo dục hòa hợp, tích cực

Cũng tại buổi tọa đàm, chuyên gia Andrew Marchand đã chỉ ra sự chuyển dịch trong xu hướng giảng dạy: từ dạy học lấy người dạy làm trung tâm, đến dạy học lấy người học làm trung tâm. Không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, sự thiên lệch về một trong hai xu hướng dù tạo ra một số thuận lợi nhưng phần lớn là những hạn chế về khả năng phát huy tính tích cực của một trong hai đối tượng người dạy hoặc người học. Dung hòa hai thái cực này chính là phương pháp giáo dục mới “lấy việc học làm trung tâm”. Theo đó, giảng dạy “lấy việc học làm trung tâm” đòi hỏi cả người dạy lẫn người học đều phải tăng cường sự hoạt động trong buổi học, thể hiện rõ nét vai trò của mình nhằm tạo ra thời gian đào tạo hiệu quả, kiểm soát được kết quả học tập mong đợi, chủ động cải thiện bản thân để có được hiệu quả dạy học tốt nhất.

Với Đại học Thủ Dầu Một, từ những năm đầu thành lập, Trường đã nỗ lực tìm kiếm và thử nghiệm nhiều phương pháp giáo dục hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt, từ khi tiếp cận đề xướng CDIO và theo đuổi các chuẩn mực kiểm định quốc gia và quốc tế, Trường càng quyết tâm dùng chính những cải tiến trong phương pháp giảng dạy làm đòn bẩy kích thích tinh thần dạy và học tích cưc của tập thể cán bộ GV-SV Trường. Qua quá trình trải nghiệm thực tế các mô hình nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên và năng lực học tập của sinh viên như ISW, eLearning,…cũng như được sự cộng tác của các chuyên gia quốc tế (gần đây nhất là chuyên gia tình nguyện của tập đoàn IBM), Trường đã định hình rõ triết lý giáo dục mà Trường theo đuổi chính là giáo dục hòa hợp, tích cực, dựa trên nguyên tắc “lấy việc học làm trung tâm”.

Trong thời gian tới, Trường Đại học Thủ Dầu Một mà trực tiếp là Viện Phát triển chất lượng giáo dục sẽ hỗ trợ triển khai chương trình tập huấn ISW đến các trường đại học, THPT trong và ngoài tỉnh, hướng đến mục tiêu lan tỏa triết lý giáo dục hòa hợp, hình thành cộng đồng thực hành rộng khắp cùng chia sẻ những phương pháp, kỹ năng dạy học hiệu quả.

Các khách mời cùng trải nghiệm vòng tròn lớp học nhỏ ứng dụng mô hình Boppps thuộc chương trình tập huấn ISW
PGS.TS Nguyễn Đức Lộc  - Viện trưởng Viện Phát triển chất lượng giáo dục chia sẻ về triết lý giáo dục hòa hợp dựa trên nguyên tắc "lấy sự học làm trung tâm"
Lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu Một và chuyên gia Andrew Marchand vui mừng vì tọa đàm được sự quan tâm trao đổi của các nhà giáo dục trong và ngoài Trường


Triết lý giáo dục hòa hợp định hình từ tầm nhìn cùa Lãnh đạo Trường và sự nghiên cứu, phân tích thực trạng dạy  - học  của Đại học Thủ Dầu Một do chính các chuyên gia trong và ngoài Trường thực hiện (trong ảnh là buổi trao đổi chuyên sâu giữa các chuyên gia IBM, chuyên gia Andrew và các giảng viên của Trường vào tháng 4/2017)

Mời quý vị tìm hiểu thêm thông tin về chương trình tập huấn ISW  do Đại học Thủ Dầu Một thực hiện
https://www.youtube.com/watch?list=PLo-WOGxXrwSiURuIyHGN2eXjB8GT_Af58&v=HCSct3A3t3g

Bài đăng cùng chủ đề

Tiến bộ về trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục đại học 22/03/2024 4:38:38 PM — 370
Là chủ đề diễn đàn khoa học do trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp với trường Đại học West Visayas State (Philipines) tổ chức vào ngày 22/03/2024. Hội thảo thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều nhà khoa học, diễn giả nghiên cứu, triển khai những ứng dụng AI trong nước và quốc tế trong phát triển hoạt động khoa học giáo dục đại học.
Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô 01/02/2024 3:45:12 PM — 439
Sáng ngày 01/02/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo khoa học “Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô” với sự tham dự của hơn 50 đại biểu theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc 31/01/2024 5:28:46 PM — 371
Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc diễn ra trong hai ngày 31/1 và 01/02/2024, hội thảo “Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc” do trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với các trường đại học Hàn Quốc, trường đại học Nhật Bản tổ chức.
Giải pháp phát triển bền vững ngành gỗ tỉnh Bình Dương trong bối cảnh kinh tế xanh 26/01/2024 2:14:41 PM — 663
Là chủ đề tọa đàm khoa học do Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức vào ngày 24/01/2024, thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ thuộc khu vực Nam Bộ.
Phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường ĐH Thủ Dầu Một 26/01/2024 8:19:26 AM — 645
Sáng ngày 25/01/2024, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo “Phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một. Tham dự và đóng góp các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo sau đại học của trường có bà Trương Thị Bích Hạnh - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Về phía trường Đại học Thủ Dầu Một có TS. Đoàn Ngọc Xuân – Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng, PGS. TS. Bành Quốc Tuấn – Giám đốc Viện Đào tạo Sau đại học, đại diện các đơn vị chức năng, cùng hơn 100 nhà khoa học, cán bộ giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên tham dự và đóng góp tham luận cho hội thảo.
Trí tuệ nhân tạo vạn vật kết nối cho các ứng dụng trong đời sống 25/01/2024 12:11:16 PM — 1621
Tiếp nối chuỗi hoạt động khoa học công nghệ bàn về những ứng dụng AI trong đời sống, ngày 24/01/2024, Viện Kỹ thuật công nghệ, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo vạn vật kết nối cho các ứng dụng trong đời sống”.
Công nghệ sinh học và hóa học: Từ nghiên cứu đến sản xuất 22/01/2024 11:34:32 AM — 490
Sáng ngày 20/01/2024, ngành Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Viện Phát triển ứng dụng đã tổ chức buổi sinh hoạt học thuật dành cho CB-GV, sinh viên với chủ đề “Công nghệ sinh học và hóa học: Từ nghiên cứu đến sản xuất”.
Tăng cường ứng dụng mô hình mô phỏng cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường 22/01/2024 11:20:56 AM — 725
Ngày 13/01/2024 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, chương trình Kỹ thuật môi trường (thuộc khoa Khoa học quản lý) tổ chức chuyên đề học thuật trực tuyến với nội dung: “Ứng dụng mô hình mô phỏng vào thiết kế và tối ưu công tác vận hành và kiểm soát ô nhiễm nước thải” (Applying stimulation models to design and optimize the operations and pollution control of wastewater). Chuyên đề do ông Nguyễn Anh Thắng – chuyên gia công ty Aquadata Abwassertechnik GmbH, Nidersachsen, Cộng hòa liên bang Đức, làm diễn giả chính. Đây là một trong những công ty hàng đầu tại Đức chuyên thiết kế các phần mền, mô hình mô phỏng, các giải pháp thông minh phục vụ cho các ngành thuộc lĩnh vực môi trường.
Hội thảo “Những tiến bộ trong nghiên cứu và lâm sàng trong xương khớp” 17/01/2024 4:43:33 PM — 768
Sáng ngày 17/1/2024, khoa Y – Dược trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với Hội Khoa học sức khoẻ Bình Dương tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Những tiến bộ trong nghiên cứu và lâm sàng trong xương khớp”.
Hiểu xã hội bằng các phương pháp vật lý 31/12/2023 11:37:58 AM — 634
Làm cách nào để có thể hiểu được hành vi của con người và các tương tác xã hội là một câu hỏi thường trực của các nhà khoa học xã hội. Tuy nhiên, ít người biết rằng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cụ thể là vật lý học, các nhà nghiên cứu cũng tìm cách trả lời câu hỏi trên thông qua các phương pháp vật lý…