TIN TỨC

Người đưa khoa học gần gũi với cuộc sống

19/09/2017 14:18 — 5562

Vào giữa một tháng mùa mưa mát mẻ của phương Nam, chúng tôi đã tìm gặp và có buổi trò chuyện thật thú vị với nữ tiến sĩ trẻ Nguyễn Thị Liên Thương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm trường Đại học Thủ Dầu Một. Chị Thương được mọi người biết đến bởi lòng đam mê nghiên cứu khoa học và có khát vọng đưa khoa học trở nên gần gũi với đời sống bằng những ứng dụng thực tế.


TS. Nguyễn Thị Liên Thương (bìa trái) cùng lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một hướng dẫn đoàn cán bộ tỉnh Bến Tre tham quan phòng thí nghiệm nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo. Ảnh: P.V
 Đam mê khoa học
 
Mái tóc tém cá tính, gương mặt tỏa sáng với nụ cười tươi gần gũi, tác phong nhanh nhẹn… là ấn tượng ban đầu mà chúng tôi cảm nhận được khi tiếp xúc với nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Thương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm trường Đại học Thủ Dầu Một. Sinh ra và lớn lên tại Bình Dương, từ nhỏ chị Thương đã nuôi dưỡng ước mơ đam mê khoa học. Ấp ủ ước mơ trở thành một nhà khoa học, nên khi tốt nghiệp THPT, chị Thương đã theo học tại khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, trường Đại học Khoa học tựnhiên TP.Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp đại học, nối tiếp niềm đam mê, chị Thương đã hoàn thành luận án tiến sĩ công nghệ sinh học từ học bổng toàn phần của Chính phủ Hàn Quốc, chuyên ngành công nghệ sinh học tại trường Đại học Ulsan năm 2012. Sau đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Thương trở về công tác, giảng dạy tại trường Đại học Thủ Dầu Một; đảm nhận vai trò là giảng viên (năm 2012-2014); Phó Trưởng khoa Tài nguyên - Môi trường (2014-2016); Phó Trưởng khoa Công nghệ sinh học (2016) và hiện nay là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm.
 
TS Nguyễn Thị Liên Thương, GĐ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm trường ĐH TDM, người đã thành công trong nghiên cứu và nuôi cấy nấm dược liệu quý đông trùng hạ thảo với giá thành thấp mà vẫn bảo đảm chất lượngẢnh: T.LÊ
 
Trong suốt quá trình công tác, nghiên cứu, tiến sĩ Thương đã khẳng định được “thương hiệu” cá nhân qua rất nhiều sản phẩm ứng dụng thực tế. Đó là những đề tài nghiên cứu chế tạo mô hình sinh học hiếu khí; nghiên cứu nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên môi trường nhân tạo tại trường Đại học ThủDầu Một; nghiên cứu phát triển hạt nano từ phủ lớp sinh học ứng dụng trong lọc tủy và nhiều công trình được đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế… Trong đó, đặc biệt nhất là chị đã thành công trong việc triển khai ứng dụng nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo trên môi trường nhân tạo. “Với thành công từ việc nuôi trồng nấm dược liệu quý như đông trùng hạ thảo, chúng tôi mong muốn trong thời gian sắp đến có thể nuôi trồng rộng rãi chủng nấm, liên kết với các ngành chức năng để mở rộng khả năng sản xuất nấm có dược tính, giá trị kinh tế cao tại Bình Dương và các vùng lân cận, nhằm hạ giá thành sản phẩm; đồng thời chuyển giao công nghệ đến người dân”, tiến sĩ Thương chia sẻ. Có thể nói, đây là bước khởi đầu ấn tượng trong chuỗi đề tài nghiên cứu về các loại nấm dược liệu trong các nghiên cứu kế tiếp về mảng sinh học ứng dụng, tạo nhiều hứng khởi cho tiến sĩ Thương cùng các cộng sự.

Đưa công nghệ sinh học ứng dụng vào cuộc sống

Với những niềm trăn trở, đau đáu với nghề, mong mỏi được cống hiến cho đời bằng những sản phẩm hữu dụng, nữ tiến sĩ trẻ Nguyễn Thị Liên Thương đã khẳng định được bản lĩnh và được trường Đại học Thủ Dầu Một tạo điều kiện để phát huy tài năng, cụ thể là giao đảm nhiệm vai trò là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm (ra đời tháng 10-2016). Không ngại khó khăn, chị Thương đã mạnh dạn đề xuất, lập dự án và đứng ra gánh vác trọng trách với nhà trường khi đã định hướng, đưa Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đi vào hoạt động hiệu quả. Cụ thể, trong hợp tác với doanh nghiệp, trung tâm đã tư vấn, đưa đến ký kết giữa Công ty Geneworld và trường Đại học Thủ Dầu Một về phát triển mỹ phẩm từ đông trùng hạ thảo; tư vấn đưa đến ký kết về phát triển sản phẩm rượu và quy trình nuôi từ đông trùng hạ thảo; nhận đặt hàng phát triển sản phẩm xà bông hữu cơ, tinh dầu và trà túi lọc; phối hợp tổ chức các ngày khoa học thực hành cho học sinh các trường THPT, THCS; tổ chức các hội thảo về công nghệ sinh học và sinh học ứng dụng…
 
Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Thương (thứ 3, từ phải qua) và các công sự tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: P.V
 
Bên cạnh đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Thương cũng đã phối hợp cùng nhà trường nâng cấp phòng nuôi đông trùng hạ thảo bao gồm máy lạnh, kệ, đề xuất xây dựng và sản xuất nấm linh chi; đề xuất xây dựng nhà lưới trồng rau hữu cơ điều khiển tự động qua phần mềm; phối hợp với giảng viên khoa công nghệ sinh học, trong nghiên cứu, phát triển các sản phẩm như xà bông hữu cơ, son môi hữu cơ, tinh dầu, chế phẩm vi sinh ủ phân và phòng bệnh cây trồng, chế phẩm tiêu hữu cơ, cà phê chồn, tỏi đen, mẫu tiêu bản thực vật… Đặc biệt, chị còn phối hợp với doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng với giá thành hợp lý nhất. Là người đam mê và rất tâm huyết với hoạt động nghiên cứu khoa học, nên chị luôn được sự ủng hộ và tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa và cộng sự. Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Thương chia sẻ: “Trên hành trình nghiên cứu khoa học, dù có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng chưa khi nào tôi cảm thấy đơn độc vì luôn nhận được sự tin tưởng từ lãnh đạo trường, đồng nghiệp, gia đình”.

Nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ sinh học hiện cũng còn khá xa lạ với nhiều người, nhưng bằng sự đam mê và tâm huyết với lĩnh vực mình đã chọn, tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Thương đã và đang góp phần đưa các công trình nghiên cứu, kết quả thực nghiệm trở nên gần gũi với thực tế đời sống. Không những thế, trung tâm do chị phụ trách còn tìm ra các giải pháp nâng cao khả năng hiện thực hóa các kết quả nghiên cứu trong việc áp dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào thực tiễn…
THANH LÊ
(Nguồn báo Bình Dương: http://m.baobinhduong.vn, cập nhật ngày 19/9/2017)
 


Bài đăng cùng chủ đề

Tiến bộ về trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục đại học 22/03/2024 4:38:38 PM — 166
Là chủ đề diễn đàn khoa học do trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp với trường Đại học West Visayas State (Philipines) tổ chức vào ngày 22/03/2024. Hội thảo thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều nhà khoa học, diễn giả nghiên cứu, triển khai những ứng dụng AI trong nước và quốc tế trong phát triển hoạt động khoa học giáo dục đại học.
Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô 01/02/2024 3:45:12 PM — 347
Sáng ngày 01/02/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo khoa học “Công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học làm giấy bao gói thực phẩm từ nước quả dừa khô” với sự tham dự của hơn 50 đại biểu theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc 31/01/2024 5:28:46 PM — 288
Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc diễn ra trong hai ngày 31/1 và 01/02/2024, hội thảo “Các khía cạnh khác nhau của văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc” do trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với các trường đại học Hàn Quốc, trường đại học Nhật Bản tổ chức.
Giải pháp phát triển bền vững ngành gỗ tỉnh Bình Dương trong bối cảnh kinh tế xanh 26/01/2024 2:14:41 PM — 583
Là chủ đề tọa đàm khoa học do Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức vào ngày 24/01/2024, thu hút sự tham gia, trao đổi của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ thuộc khu vực Nam Bộ.
Phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường ĐH Thủ Dầu Một 26/01/2024 8:19:26 AM — 568
Sáng ngày 25/01/2024, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo “Phát triển hoạt động đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một. Tham dự và đóng góp các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo sau đại học của trường có bà Trương Thị Bích Hạnh - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Về phía trường Đại học Thủ Dầu Một có TS. Đoàn Ngọc Xuân – Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng, PGS. TS. Bành Quốc Tuấn – Giám đốc Viện Đào tạo Sau đại học, đại diện các đơn vị chức năng, cùng hơn 100 nhà khoa học, cán bộ giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên tham dự và đóng góp tham luận cho hội thảo.
Trí tuệ nhân tạo vạn vật kết nối cho các ứng dụng trong đời sống 25/01/2024 12:11:16 PM — 1297
Tiếp nối chuỗi hoạt động khoa học công nghệ bàn về những ứng dụng AI trong đời sống, ngày 24/01/2024, Viện Kỹ thuật công nghệ, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo vạn vật kết nối cho các ứng dụng trong đời sống”.
Công nghệ sinh học và hóa học: Từ nghiên cứu đến sản xuất 22/01/2024 11:34:32 AM — 434
Sáng ngày 20/01/2024, ngành Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Viện Phát triển ứng dụng đã tổ chức buổi sinh hoạt học thuật dành cho CB-GV, sinh viên với chủ đề “Công nghệ sinh học và hóa học: Từ nghiên cứu đến sản xuất”.
Tăng cường ứng dụng mô hình mô phỏng cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường 22/01/2024 11:20:56 AM — 684
Ngày 13/01/2024 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, chương trình Kỹ thuật môi trường (thuộc khoa Khoa học quản lý) tổ chức chuyên đề học thuật trực tuyến với nội dung: “Ứng dụng mô hình mô phỏng vào thiết kế và tối ưu công tác vận hành và kiểm soát ô nhiễm nước thải” (Applying stimulation models to design and optimize the operations and pollution control of wastewater). Chuyên đề do ông Nguyễn Anh Thắng – chuyên gia công ty Aquadata Abwassertechnik GmbH, Nidersachsen, Cộng hòa liên bang Đức, làm diễn giả chính. Đây là một trong những công ty hàng đầu tại Đức chuyên thiết kế các phần mền, mô hình mô phỏng, các giải pháp thông minh phục vụ cho các ngành thuộc lĩnh vực môi trường.
Hội thảo “Những tiến bộ trong nghiên cứu và lâm sàng trong xương khớp” 17/01/2024 4:43:33 PM — 725
Sáng ngày 17/1/2024, khoa Y – Dược trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với Hội Khoa học sức khoẻ Bình Dương tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Những tiến bộ trong nghiên cứu và lâm sàng trong xương khớp”.
Hiểu xã hội bằng các phương pháp vật lý 31/12/2023 11:37:58 AM — 600
Làm cách nào để có thể hiểu được hành vi của con người và các tương tác xã hội là một câu hỏi thường trực của các nhà khoa học xã hội. Tuy nhiên, ít người biết rằng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cụ thể là vật lý học, các nhà nghiên cứu cũng tìm cách trả lời câu hỏi trên thông qua các phương pháp vật lý…